Chuyện tình của 2 nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Lam Phương

Chuyện Tình Của 2 Nhạc Sĩ
Hoàng Thi Thơ & Lam Phương 


Trích phần cuối trong trang:

Trong đời sống âm nhạc trước 1975, có nhiều mối tình nghệ sĩ mà câu chuyện của nó cũng ly kỳ và ngang trái không khác gì nội dung các bài hát thời đó, trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa Hoàng Thi Thơ và Lam Phương với nữ ca sĩ Thúy Nga.

Nói về tài năng thì chưa có ai đặt Lam Phương và Hoàng Thi Thơ lên bàn cân để đo đếm, nhưng nói về sự đào hoa thì Hoàng Thi Thơ có thể chấp Lam Phương cả 2 tay. Trong khi rất thành công về mặt thương mại với nhiều bài hát được nhiều thế hệ khán giả yêu thích thì nhạc sĩ Lam Phương lại luôn được xem là nhạc sĩ bất hạnh nhất trong tình yêu. Cho đến cuối đời Lam Phương vẫn sống trong cô đơn và “sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình” cho dù nét nhạc của ông thuộc loại tài hoa bậc nhất.

Những sáng tác của Lam Phương đa số có đề tài về tình yêu tan vỡ, cả khi ở trong nước lẫn ra hải ngoại. Đó là các bài Cỏ Úa (Bão tố triền miên ngày em về nhà đó, buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu), Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi (Thôi là hết, chia ly từ đây, người phương trời kẻ sống bơ vơ), Biết Đến Bao Giờ (Đời là vạn ngày sầu biết tìm nơi chốn nào, ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu), Như Giấc Chiêm Bao (Em ơi còn những gì, ngoài một đời chia ly)…

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sỹ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông tràn trề hạnh phúc khi cưới vợ lần 1 với nữ ca sĩ, kịch sĩ Túy Hồng và cho ra đời nhiều nhiều tác phẩm vui tươi lạc quan tin yêu như Em Là Tất Cả...điển hình nhất là tác phẩm "Ngày Hạnh Phúc". Bài hát được phát hàng ngày như một nhạc hiệu của đài phát thanh quân đội và được nhân dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sỹ, cô Ánh Hằng.

NS Lam Phuong & Ca sĩ Túy Hồng
*****
Sáng 30.4.1975, vào phút chót Lam Phương – Túy Hồng đã nghe theo người bạn đem gia đình lên tàu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy ra khơi cùng với gần 4,000 người khác. Trên tàu, ông gặp Elvis Phương, ca sĩ đầu tiên đã hát bài Chờ Người của ông khoảng năm 1972. Cũng trong đám người dày đặc đó, có một cô bé còn bế trên tay, sau này là á hậu Việt Nam tại Paris và trở thành nữ ca sĩ Bảo Hân. Vì không có ý định ra đi, cho nên Lam Phương hoàn toàn chẳng chuẩn bị bất cứ thứ hành trang nào để đem theo chỉ xuống tàu với 2 bàn tay trắng và vài bộ quần áo, bỏ lại hai căn nhà lầu, chiếc xe hơi mới toanh và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng (nên nhớ vàng 9999 Kim Thành một cây gồm 2 miếng lá lớn và 1 miếng nhỏ là hiệu vàng uy tín nhất cũng như sjc bây giờ có logo 2 trái núi lúc đó chỉ có 36.000ĐVN/lượng).

Thời gian ở Việt Nam, ông viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính khác với thời gian đầu khó khăn lập nghiệp. Thời điểm đó, lương một vị đại tá quân đội cả phụ cấp vào khoảng 50 ngàn đồng, tiền VNCH, lương một vị giám đốc cũng vào tầm đó trong khi nhạc sỹ Lam Phương trong một lần lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi trên khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bài "Thành phố buồn" và sau này ông bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như "Tình bơ vơ", "Duyên kiếp"... khiến ông có một tài sản lớn trong nhà băng.

Tuy nhiên, ông lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì cũng như rất nhiều người khác, ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu ông viết bài "Con tàu định mệnh" với câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đến đất Mỹ, ông viết tiếp bản "Mất" với câu hát da diết "Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".

Đến định cư ở Mỹ, để có tiền nuôi vợ con, nhạc sĩ Lam Phương trong hoàn cảnh khó khăn phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc. Cái job đầu tiên ông làm trong hãng Sears là lau sàn nhà và cọ cầu tiêu! Rồi chuyển sang làm thợ mài, thợ tiện, bus boy... Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch. Nghề này, chẳng những lợi tức không có bao nhiêu mà buồn thay, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, ông khám phá ra người bạn đời không còn thủy chung với mình nữa. Ông cay đắng vật vã, cố gắng hàn gắn nhưng không xong. Lam Phương biết cái thế của ông đã mất hẳn từ khi ra hải ngoại, bởi tiền bạc, danh vọng đều chỉ còn là trong kỷ niệm. 

Chuyện này là thường tình như nhiều cặp vợ chồng khác khi giữa xứ lạ quê người muôn vàn khó khăn chớ không an vui hạnh phúc sang giàu như ở quê nhà ngày trước nên dễ thấy bất đồng về cách nghĩ và cách sống của nhau. 
Trong tâm trạng đau khổ, uất hận, Lam Phương lại cho ra đời một tuyệt phẩm mang tên Lầm, với những câu từ chua xót:
"Anh đã lầm đưa em sang đây,
để đêm trường nghe tiếng thở dài
Thà cuộc đời yên trong lòng đất,
được trở về tiếng khóc ban sơ
Hơn là mang kiếp mong chờ..."
http://nhacso.net/nghe-nhac/lam.X1pTUENYaQ==.html Lầm Trình bày: Lê Minh (hải ngoại) | Sáng tác: Lam Phương | Album: Con Trai 
Sau sự đổ vỡ này, Lam Phương đã sống những chuỗi ngày thật đau khổ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như "Điên", "Say", "Tiếc"...Lời nhạc của ông bắt đầu hiện rõ nét chua xót, đắng cay. Sự ngao ngán, thất vọng về cuộc đời, tình người đã khiến LP, một người hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử thật khiêm tốn phải xúc cảm để có những lời nhạc thống thiết, uất ức Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài "Lầm" với câu hát "Anh đã lầm đưa em sang đây" như đã nói trên. Cũng nhờ đó mà ông đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc sắc khác mà điển hình là bài "Một Đời Tan Vỡ".

Khoi Nguyen hồi nhỏ nghe Nguyễn Hưng hát lầm k hiểu hết ý, sau này nghe Đan Nguyên hát thì đoán dc mang máng rùi, lên google search ra dc fb này, vô đọc mới biết rõ ý nghĩa bài hát hoàn cảnh sáng tác của tác giả. Biết rõ nên cũng hơi ớn nhưng mà tình nguyện Lầm hehehe

Sau khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, ông lại một lần nữa trắng tay rời sang Paris, mà như ông nói rằng, người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình. Lam Phương rời Mỹ để trốn chạy niềm đau, ông sang Paris xin vào làm công việc đóng gói quét dọn cho một tiệm tạp hóa. Cũng tại đây, ông gặp lại ông bà Tô Văn Lai, chủ nhân Trung tâm băng nhạc Thúy Nga, vốn đã quen biết ông ở Sài Gòn từ trước năm 75. Thúy Nga ngày ấy cũng còn quá nghèo, chỉ sang lại những băng cũ mang theo từ Việt Nam, nên chả có việc gì cho Lam Phương làm. Chính bản thân ông Tô Văn Lai, Giáo sư Triết ở Sài Gòn, dân trường Tây từ nhỏ, giờ đây cũng phải đi học nghề sửa xe và đứng bơm xăng ở vùng Bondi, ngoại ô Paris.

Lam Phương tiếp tục sống lầm lũi cho qua ngày đoạn tháng ở kinh thành ánh sáng. Giờ đây, dòng nhạc Lam Phương đã có rất nhiều thay đổị. Khung cảnh mới lạ mang tính chất lãng mạn và cổ kính của thành phố Paris đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của ông. Ông cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, có dịp sống thật với chính mình và không bị vướng bận về vấn đề thương mại, sinh kế như khi còn ở Việt Nam. Cũng bởi vì ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường, một tình yêu mới. Một người đàn bà rất đẹp đã đến với trái tim ông, giúp ông xóa đi những ngày tăm tối vừa qua và ông đã kết hôn với người vợ thứ 2. Lam Phương như cây khô được hồi sinh, ông lại sáng tác các ca khúc ngợi ca tình yêu, hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như "Bé Yêu","Tình Đẹp Như Mơ", "Tình Hồng Paris", "Cho Em Quên Tuổi Ngọc"...v.v ...Điển hình là bài "Mùa thu yêu đương" với câu hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường, nhất là Bài Tango Cho Em :
“Từ ngày có em về/ Nhà mình ngập ánh trăng thề…”
Lời nhạc của Lam Phương ở hải ngoại bây giờ có vẻ bóng bẩy hơn khi còn ở trong nước. Đối tượng của ông bây giờ không còn là giới bình dân nữa. Cũng trong khoảng thời gian tạm cư ở Paris ông có cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga Paris by Night, ông cũng sáng tác 3 ca khúc nổi tiếng khác mà giờ này nhiều người vẫn thích nghe đi nghe lại :
- Cho Em Quên Tuổi Ngọc : Ông đặt cả lời Pháp lẫn lời Việt, viết cho một cuốn phim. Tựa tiếng Pháp là C’est Toi.
- Em Đi Rồi : Ông viết cho chuyện tình tan vỡ của nữ ca sĩ Họa My, khi Họa My sang Pháp để lại người chồng ở Việt Nam.
- Một Mình : Cảm xúc của chính ông buổi sáng thức dậy, cô đơn nhìn ra cửa trong ánh bình minh.
Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu vì... chỉ được vài năm, người phụ nữ từng tạo cho ông niềm say mê để viết nên câu ca “Từ ngày có em về, nhà mình tràn ánh trăng thề”, rồi cũng bỏ ông mà theo người khác, để rồi ông viết "Tình vẫn chưa yên"...

Bước sang đầu thập tiên 1990, Trung tâm Thúy Nga tương đối đã có cơ sở vững vàng ở Paris lẫn Cali sau khi sản xuất thành công một loạt video tuồng cải lương và các chương trình Paris By Night bắt đầu từ năm 1983. Lúc ấy, Thúy Nga mới quyết định thực hiện một cuốn Paris By Night chủ đề nhạc Lam Phương vào tháng 03 năm 1993, khi trời Paris còn đang se lạnh. Lúc này mặc dầu Lam Phương đã chia tay người đàn bà từng mang cho ông “những nụ hồng Paris”, nhưng cuộc sống của ông đã tạm ổn định cả mặt tinh thần lẫn vật chất, một phần nhờ có cô em gái từ Việt Nam sang tỵ nạn, mở tiệm ăn Như Ánh ngay tại Quận 13, giao cho ông làm manager.
Ông đã hoàn toàn lấy lại phong độ, tìm lại sự tin yêu trong cuộc đời, quên hết những nhọc nhằn gần 20 năm sóng gió vừa qua
MC Nguyễn Ngọc Ngạn từng tâm sự : "Bài học đầu tiên tôi học ở anh Lam Phương là sự bình dị và khiêm tốn. Một người từng nổi tiếng từ lúc tuổi chưa đến 20, từng có một cuộc sống giàu sang ở Sài Gòn, giờ này ngồi tiếp chuyện tôi trong cái quán nhỏ, bằng một thái độ rất chân tình và lịch sự, mặc dầu tôi thua anh về mọi mặt. Cái ấn tượng ban đầu ấy khắc ghi mãi trong lòng tôi cho đến hôm nay."

Sau sự thành công của Paris By Night “Bốn Mươi Năm Âm Nhạc Lam Phương”, chỉ hơn một năm sau, Thúy Nga lại thực hiện thêm một chương trình Lam Phương thứ 2 bởi nhạc ông còn quá nhiều. Cuốn này có tựa đề là “Lam Phương, Dòng Nhạc Tiếp Nối’.

Sau cuốn băng ấy, Lam Phương quay về định cư tại Hoa Kỳ năm 1995. Người đàn bà bảo lãnh ông trở lại Mỹ tuy không phải là một cuộc tình lớn trong đời, nhưng ông cần một mái ấm ổn định ở tuổi đã trên 55. Về lại Cali, ông tiếp tục sáng tác và lâu lâu phụ việc với Trung tâm Thúy Nga lúc này đang trên đà thăng tiến mạnh mẽ.

Dòng đời đang êm trôi thì ngày 13/3/1999, trong lúc đang dự tiệc ở nhà một người thân, không may ông bị tai biến mạch máu não. Từ đó ông nói không ra lời, một nửa thân thể gần như bại liệt hoàn toàn. Bàn tay đánh đàn ghi nốt nhạc mấy chục năm qua, bây giờ không sử dụng được nữa. Anh chị em nghệ sĩ cùng nhau tổ chức đêm nhạc Lam Phương tại nhà hàng Majestic để hỗ trợ ông về cả hai mặt tinh thần và tài chánh., Lúc này ông chỉ biết nắm tay từng người bạn rồi ứa nước mắt mà nói không thành câu.

Vài hôm sau, người đàn bà thứ ba đang chung sống với ông, cũng lặng lẽ chia tay, lặng lẽ rời xa bỏ ông lại trên chiếc xe lăn, bơ vơ trong căn nhà vắng, để ngày nay ông thấm thía với nỗi quạnh hiu như những lời ca tiên tri chính mình đã viết :
“Sớm mai thức giấc / Nhìn quanh một mình !”
Định mệnh khiến xui thế nào mà ngày trước ông lại sáng tác bài "Một mình" để giờ đây, ông sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu quạnh. Hơn 50 năm sáng tác với khoảng 200 ca khúc để cuối cùng bài hát "Một mình" đã ứng và vận đúng vào đoạn cuối đời ông!

*******
Rốt cuộc cả 3 mối tình đều tan vỡ, âm nhạc của ông lại nhuộm 1 màu đau thương như trong Một Đời Tan Vỡ (Tình một đời tình mang lừa dối. Còn tình một đêm sóng vỗ ra đi), hoặc Một Mình (Sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình).

Thời gian này ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho người anh của mình-chính là nhạc sĩ Lam Phương, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sỹ Lam Phương đã dần bình phục, tuy nhiên không thể được như xưa.
Thời gian trôi qua quá nhanh ! Mới đó mà Lam Phương “nhìn quanh một mình” đã 11 năm ! Ông đã cố gắng vượt bậc, cố giữ tâm hồn thư thái và thể dục đều đặn. Nhờ vậy thỉnh thoảng ông có thể tạm bỏ xe lăn, đứng dậy chống gậy đi một vòng quanh nhà. Nỗi buồn lớn nhất của ông từ ngày gặp nạn là không còn đánh đàn và viết nhạc được nữa bởi một nửa thân thể vẫn hoàn toàn bất động, mặc dầu trí óc ông vẫn rất sáng suốt.
******
Trong các mối tình không thành của Lam Phương, có tình yêu đơn phương dành cho nữ ca sĩ tài sắc Thúy Nga (không phải Thúy Nga Paris). Tới năm 1955, khi mới 17 tuổi, Lam Phương đã trở nên nổi tiếng với loạt bài ăn khách là Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Trăng Thanh Bình. Còn Thúy Nga lúc đó đã 18 tuổi với chất giọng Alto đã chinh phục được hầu hết Saigon khi đó, và được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đem lòng yêu mến, ông đã trở thành 1 người thầy, người anh dẫn dắt trong con đường âm nhạc và cũng là người tình đầu tiên của Thúy Nga.
http://hoangnguyen1608.files.wordpre...pg?w=140&h=186

Cuối năm 1957 đầu năm 1958, khi Thúy Nga chính thức là vợ Hoàng Thi Thơ, Lam Phương khi ấy đang hành quân ở vùng thôn vắng nghe được tin đã vô cùng đau đớn và viết bài hát cuối cùng tặng người trong mộng:
Một chiều hành quân qua thôn xưa lúc nắng xuân chưa nhạt màu, 
Chạnh lòng tìm người em gái cũ : Em tôi đã đi phương nào ? 
Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh ngắm bóng chim đua trên cành, 
Giờ tìm đâu hình bóng cũ : Em ơi em về đâu ? (Chiều Hành Quân)

Ca sĩ Thúy Nga trên bìa một nhạc phẩm Lam Phương

Để đáp lễ, Hoàng Thi Thơ đã viết bài :
Ai cấm được tình yêu / Ai ép lòng cô liêu / Khi lòng còn say nước non tình tứ… / Tha thiết tình người ơi / Ao ước tình tình vơi / Mong tình còn mãi / Đến hơi tàn cuối / Tha thiết tình người ơi / Ao ước tình tình vơi / Mong tình còn mãi thiết tha trong đời. (Yêu Mãi Còn Yêu)
Trong khi Lam Phương đau khổ vì người yêu đi lấy chồng, thì ở bên kia chiến tuyến tại Hà Nội, khi nghe lén trên Đài phát thanh Sài Gòn về thông tin nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cưới ca sĩ Thuý Nga thì ca sĩ nhạc đỏ Tân Nhân đã xỉu lên, xỉu xuống và bỏ ăn mấy ngày vì đau khổ.

http://hoangnguyen1608.files.wordpre...pg?w=153&h=249

Tân Nhân và Hoàng Thi Thơ có cùng quê ở Quảng Trị, học cùng trường, sau này cùng đi theo kháng chiến. Tân Nhân theo kháng chiến từ lúc mới 16 tuổi, theo đoàn văn công Bình Trị Thiên. Năm 1949 trong 1 lần bị Pháp càn, đơn vị tan tác, các thành viên đoàn chạy vào rừng sâu thoát và mất liên lạc… Tin đồn về trận càn Phong Lai dù được cải chính của Việt Minh nhưng vẫn lan truyền về đất Nghệ Tĩnh. Tin Tân Nhân bị giết làm bàng hoàng thầy trò ngôi trường nổi tiếng một thời bà theo học. Trường Huỳnh Thúc Kháng đã làm lễ tưởng niệm cô học trò Tân Nhân. Người bạn học cùng quê trước đó là Hoàng Thi Thơ – lúc này đang công tác ở Nghệ An – nghe tin như tan nát cả cõi lòng. Anh đã thể hiện nỗi nhớ thương Tân Nhân bằng bài hát Xuân chết trong lòng tôi:

Xuân ơi Xuân / Chim xa đàn / Xuân ơi Xuân / Ngờ đâu Xuân chết trong lòng tôi / Trong tiếng đàn… / Ôi chim xa cành / Bướm lìa hoa / Trùng phùng xa lắm…
Khi trở về và nghe được bài hát này, Tân Nhân đã rất xúc động.
Nỗi thương nhớ dành cho người (ngỡ) đã chết của Hoàng Thi Thơ đã làm động lòng cô nữ sinh. Bà lại lên đường ra Nghệ An và gặp lại Hoàng Thi Thơ lúc đó cũng đang tìm bà, rồi bắt đầu một tình sử đẫm nước mắt.
http://hoangnguyen1608.files.wordpre...pg?w=170&h=199

Hoàng Thi Thơ một lần về công tác và thăm quê nhà đã bị Pháp bắt giam 1 thời gian và ở lại luôn miền Nam sau hiệp định Geneve 1954 chia cắt đất nước. Chàng đã bỏ lại Tân Nhân với đứa con trong bụng và vào Sài thành. Tân Nhân ôm hận, nén nhớ thương về lại Bắc, tự nguyện dấn thân cho kháng chiến và trở thành 1 ca sĩ huyền thoại của nhạc đỏ với bài Xa Khơi của Nguyễn Tài Tuệ. Bài hát nói về nỗi nhớ thương của người con gái đất Bắc đối với người trai nơi miền Nam. Bài hát hợp cả với chất giọng lẫn hoàn cảnh nên Tân Nhân trình bày đạt cảm xúc cao độ:
Nắng tỏa chiều nay / Thuyền về mái động chiều nay / Nhìn phương Nam con nước vơi đầy thương nhớ / Nhớ thương anh ơi (Xa Khơi)
Đứa con kết quả của mối tình lãng mạn ấy sống cùng mẹ trên đất Bắc với hai nỗi đau riêng là không được biết mặt cha và chịu một lý lịch có cha là nhạc sĩ dưới chế độ Sài Gòn… Đứa con lúc đầu lấy họ mẹ, mang tên Trương Nguyên Việt, sau đó lấy tên khác là Lê Khánh Hoài với họ của người cha kế. Ngoài ra còn có bút danh Triệu Phong (là quê quán của Hoàng Thi Thơ) khi viết báo.

Nói thêm về Hoàng Thi Thơ, cả 2 lần đất nước biến động, ông đều di cư không chủ đích. Lần đầu năm 1954 khi ông được phân công công tác ở quê nhà rồi bị Pháp bắt và kẹt lại luôn khi đất nước chia đôi. Lần 2 năm 1975 thì khi đó ông đang cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam lưu diễn ở Nhật vào tháng 4. Sau đó thì đoàn tụ lại với vợ con tại Hoa Kỳ. Cuộc đời Hoàng Thi Thơ dù trải qua nhiều biến cố nhưng ông vẫn được toại nguyện của mình khi “tình còn mãi đến hơi tàn cuối” năm 2001. Còn Lam Phương đến gần cuối đời vẫn đang còn ôm nhiều mối tình tan vỡ trong cô độc.
(theo Trương Văn & rất nhiều nguồn)
*********
Một đôi dòng, đế tưởng nhớ người ca sĩ với giọng hát ấm, hơi trầm trầm mà lại ngân vang ... đã một thời làm người viết say mê, nhưng dường như Thúy Nga không đi hát tại các phòng trà và cũng không trình diễn nhiều ... (bằng không Thúy Nga có thể nổi tiếng không kém gì ca sĩ Lệ Thu)... người viết chỉ được nghe Thúy Nga hát trong các chương trình ca nhạc Hoàng Thi Thơ trên màn ảnh nhỏ ... và chỉ hát những bài do chính nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác, vóc dáng hơi mảnh nho nhỏ, mặc áo dài, vẻ hiền hơi nghiêm ... Thúy Nga đứng cạnh chiếc dương cầm mà nhạc sĩ HHT mặc bộ comple (thường là màu trắng) đệm đàn ...rồi đến cuối chương trình xuất hiện một lần nữa, cùng toàn nghệ sĩ đêm trình diễn, Thúy Nga hát bài chia tay với khán giả "vui một đêm nay, rồi mai lên đường, vui buồn ai hay ... "
Thúy Nga hát bài nào cũng xuất sắc, lời hát len lỏi vào trong tâm trí người nghe rồi trầm tư ở lại không đi ... người viết nhớ nhất là bài Chủ Nhật Xám, xin ghi lại đây, như một lời đưa tiễn người ca sĩ khả ái, tài năng ngày xưa.

Khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được hỏi Cho biết sự đóng góp của chị Thúy Nga cho cuộc đời nghệ thuật của Ông ra sao, tác giả Tình Ta Với Mình không ngần ngại trả lời: “Thúy Nga thành hôn với tôi tháng 9 năm 1957. Từ đó đến nay đã trên 40 năm. Sự đóng góp rất nhiều, nhưng quan trọng nhất vẫn là cái quan niệm rõ ràng của nàng về đời nghệ sĩ của tôi. Nàng phân biệt được ở tôi có 2 con người: người của gia đình và người của nghệ thuật. Khi tôi là người của gia đình, nàng biết tôi luôn luôn cư xử theo mẫu mực của con người nề nếp và trọng đạo lý. Khi tôi là con người nghệ thuật, nàng cho tôi cái tự do hoàn toàn trong việc tiếp xúc với phái nữ và trong việc sáng tác, nhất là sáng tác cho tình yêu”. Yêu là bao dung, là hy sinh, là cho hết.. Là cho tất cả – như ý nghĩa của 4 chữ Tình Ta Với Mình, lời tựa của một ca khúc mà nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã viết trong một ca khúc của Ông, và theo Thương Hoài@ – Tình Ta Với Mình – cũng chính là tình yêu tuyệt vời nhất mà một đời của cô đã dành cho Chú Thơ.
Ô tình tình tang ô tình
Ta yêu nhau như ánh trăng rằm nằm trên, trên giàn thiên lý
Như gió khơi trên đồng về ru, ru hàng tre tơ yêu nhau qua mùi hoa ngâu, hương cau,
Ôi mùi thương nhớ thế đó, vẫn còn còn mơ (Tình Ta Với Mình – Hoàng Thi Thơ)…

http://nhacso.net/nghe-nhac/dieu-buo....V11VV0pW.html Tình Dang Dở Trình bày: Thúy Nga | Sáng tác: Hoàng Thi Thơ | Album: Hoàng Thi Thơ 1 - Rước Tình Về Với Quê Hương 


Ca sĩ Thúy Nga trên bìa một nhạc phẩm Hoàng Thi Thơ

Anh Chị Hoàng Thi Thơ, Thúy Nga cùng Thanh Thúy trong đêm Trần Quốc Bảo ra mắt CD Biển Động tại vũ trường Diamond tháng 7 năm 1993 from _thanh thuy.me
*Ca sĩ Thúy Nga tên thật là Nguyễn Thúy Nga, sinh ngày 20 tháng 8 năm Bính Tý 1936 tại Hải Phòng.
Lớn lên và ăn học ở Hà Nội với song thân. Thân phụ là 1 công chức ở Hà Nội, Ông Nguyên Giao, và thân mẫu là bà Hoàng Thúy Tố, 1 giai nhân của tỉnh Ninh Bình.
Ngoài việc học văn hóa, bà còn được học nhạc, học piano và Accordeon.
Năm 1954 bà cùng gia đình di cư vào Nam. Cuối năm 1954 bà dự thi Tuyển lựa Ca Sĩ do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức tại rạp Norodom.

Tự đêm đàn Accordeon, với mái tóc thề duyên dáng, với giọng hát trầm ấm, thiếu nữ Thúy Nga 18 tuổi lúc bấy giờ đã đoạt giải nhất của cuộc thi cùng với hàng loạt tràng pháo tay không dứt của khán thính giả.
Trong những buổi tuyển lựa ca sĩ, ban tổ chức vẫn xen vào những tiết mục văn nghệ phụ diễn, trong đó có 2 tiết mục do 2 chú cháú N.S Hoàng Thi Thơ và Hoàng Thi Thao đảm trách.
Nhận ra 1 tài năng, 1 nhan sắc... nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã lân la làm quen và sau 1 thời gian rất ngắn nhạc sĩ họ Hoàng đã trở thành 1 người thầy, 1 người anh của Thúy Nga.
Bắt đầu từ năm 1954, ca sĩ Thúy Nga với chiếc đàn Phong Cầm, với giọng hát Alto trầm, nàng đã nhanh chóng chinh phục hàng chục ngàn con tim khán thính giả yêu tân nhạc tại Saigon cũng như các thành phố khắp miền Nam. Tên tuổi Thúy Nga cứ thể tăng lên,lan toả đến đỉnh cao danh vọng và sự nghiệp.
Mối tình giữa đôi trai tài gái sắc chớm nở và đến ngày 9 tháng 9 năm 1957 ca sĩ Thúy Nga chính thức thành hôn cùng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Sau khi cưới xong nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã đưa cô dâu mới về trình làng trong một đêm Đại nhạc hội tại tỉnh Quảng Trị ( và giới thiệu ca sĩ Thuý Nga với tư cách là con dâu Quảng Trị về ra mắt), đêm hôm đó ca sĩ Thuý Nga đã hát một lúc ba ca khúc : Đường xưa lối cũ, các anh về,,và Đôi mái chèo trăng của Hoàng Thi Thơ và được người yêu nhạc của tỉnh nhà thời bấy giờ ngưỡng mộ và sau đó nhận nuôi dưỡng hai người cháu là Hoàng Kiều( Tức Hoàng Hữu Kiều), Hoàng Thi Thao, cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ] từ trong nước và tại hải ngoại.

Trước khi Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gặp ca sĩ Thuý Nga. Thuý Nga là người tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương. Thuý Nga là một ca sĩ đẹp và có tài, có chất giọng rất trầm ấm trên sóng của Đài phát thanh Sài Gòn và một tay sử dụng đàn Phong cầm( Accorde'on) tuyệt hảo thời bấy giờ.

Trước khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, chính thức đám cưới với ca sĩ Thuý Nga.Ông đã trải qua một cuộc tình với ca sĩ Tân Nhân ( miền Bắc) nổi tiếng với ca khúc " Xa Khơi" của Nguyễn Tài Tuệ", và sinh được một cậu con trai hiện sinh hoạt trong làng điện ảnh và báo chí Việt Nam với bút danh Triệu Phong.

Thời đó giới văn nghệ sĩ của miền Nam và báo chí miền Nam đã đăng tải nhiều loạt bài giới thiệu về đám cưới của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thuý Nga. Chính thời điểm đó là những ca khúc như : "Tà áo cưới", " Các anh về" , " Đường xưa lối cũ' ...của Hoàng Thi Thơ ra đời. Chị Tân Nhân ( tôi gọi bằng chị trong dòng họ , bà con bên ngoại...???). Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ tôi gọi bằng Cố). Khi nghe lén trên Đài phát thanh Sài Gòn về thông tin nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cưới ca sĩ Thuý Nga. Chị Tân Nhân đã xỉu lên, xỉu xuống , bỏ ăn mấy ngày vì đau khổ( bởi hai người vẫn thương nhau...!!???). Nhạc sĩ Lam Phương nghe tin vậy như trời sập xuống và cũng đau khổ cực cùng, trong lúc đang đi hành quân nên rất tiếc nuối, buồn về cuộc tình đơn phương và Nhạc sĩ Lam Phương đã viết ca khúc: "Chiều hành quân". Viết cho cuộc tình chia tay với ca sĩ Thuý Nga.

Tháng 8 năm 1958 bà hạ sinh người con trai đầu lòng, nhạc sĩ Hoàng Thi Thi và sau đó thêm 3 trai 1 gái.

Trong đó có một người con đi theo sự nghiệp của ông bà . Đó là nhạc sĩ Hoàng Thi Thi vừa là kỷ sư điện tử tại Hoa Kỳ.
Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ đã dựng lên cho mình 1 sự nghiệp âm nhạc đồ sộ thì công lao đóng góp của bà cũng không ít.
Suốt từ khi đảm trách Trưởng Đoàn Văn Nghệ Việt Nam với hơn 100 ca nhạc sỹ, vũ công, diễn viên, qua hàng ngàn buổi diễn ở Maxim, Saigon, hơn 20 lần xuất ngoại trình diễn... bà âm thầm 1 tay quán xuyến công việc hậu đài phụ giúp chồng.
Với 1 ông chồng tài hoa, bà vẫn luôn luôn là 1 hiền thê, với 5 người con bà cũng là 1 hiền mẫu.
Ngày 12 tháng 3 năm 1975 bà và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cùng 1 số nghệ sĩ xuất ngoại qua Nhật trình diễn, bị kẹt luôn bên đó, và rồi sau đó cũng lần lượt được đoàn tụ với các con ở Hoa Kỳ.

Người viết bài này vô cùng thương tiếc về ca sĩ Thuý Nga. Mong hương hồn của bà sẽ gặp lại người nhạc sĩ tài hoa ấy...
@ Hoàng Hữu Quyết
[1] Tâm hương
catbien
Thật bất ngờ khi biết ca sĩ Thuý Nga sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng.
Một nén tâm hương xin kính dâng lên bà.

[2]Hoa Tím 
Sang thăm anh và được đọc những dòng thông tin viết về nữ nghệ sĩ tài hoa Thúy Nga cùng gia đình, HT không nén nỗi xúc động! Cầu cho linh hồn người đã khuất sớm siêu thoát.

[3] Kính anh HHQ!
Đúng là lâu ni em cũng không biết rằng Ca sĩ Thúy Nga là dâu con Quảng Trị đâu.
Bài viết của anh là một tư liệu quý.

[4]Mai Thanh Tịnh 
Thật tự hào cho người QT và Gia Tộc Hoàng Hữu anh ạ!
Chúc anh vui!

[5]hoanghuuquyet
Cảm ơn Cát biển và có một người đồng hương tài hoa.

[6] Gửi Hoa Tím
hoanghuuquyet
Cảm ơn HT luôn ghé thăm và đọc những bài viết. Chúc ngủ ngon

[7] Gửi nhà thơ Trần Bình
hoanghuuquyet

3. tranbinh
Đúng là lâu ni em cũng không biết rằng Ca sĩ Thúy Nga là dâu con Quảng Trị đâu.
Bài viết của anh là một tư liệu quý.
Chuyện này phải phạt chú một chầu mới được, cứ để đó lúc nào gặp sẽ hay... he. hê...

[8] Gửi nhà thơ Mai Thanh Tịnh
hoanghuuquyet
4. Mai Thanh Tịnh
Thật tự hào cho người QT và Gia Tộc Hoàng Hữu anh ạ!
Chúc anh vui.
Người Quảng Trị rất tài hoa về các lỉnh vực....Gần như một cái nôi vậy...Chúc em khỏe và sáng tác đều.

9. Vũ Vĩnh Phúc
Kính anh !
Em cám ơn những thông tin anh cung cấp trong bài viết này. Nhưng giá mà anh đưa lên blog một ca khúc do chính nữ ca sĩ Thúy Nga thể hiện thì tuyệt vời hơn.
Kinh chúc anh sức khỏe và nhiềm niềm vui nhé !

Em nói rất đúng đều ấy anh có nghĩ, nhưng rất tiếc âm thanh băng từ quá lâu, cộng với lối hòa âm cũ nghe không sướng lắm nên anh quyết định không post lên, cảm ơn em.
Quý mến

[11] Que huong!
Tôi là người làng Bích La, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị, từ nhà tôi đi lên làng của cố nhạc sỹ Hoàng Thị Thơ khoảng 2km, tôi rất thích nhạc của Hoàng Thi Thơ, hiện tại tôi đang sống ở Thành phố HCM nhưng mổi khi tiếng nhạc của ông vang lên gợi cho tôi một niềm yêu và nhớ sau thẳm về quê huong.

[12] Tự hào thay dòng họ Hoàng Quảng Trị
Thật cám ơn anh nhiều lắm!

********
TÂN NHÂN THỜI ẤY

https://www.youtube.com/watch?v=nwM0erbYsNY YouTube Xa khơi Tân Nhân 
nguyen Cap 1 week ago
Cô hát quá hay. cháu ngày nào cũng nghe mà k biết chán, đúng là bài hát bất tử, giọng ca bất tử
Nam Duy
đúng là nghe Anh Thơ với phần hòa âm phối khí mới, kỹ thuật thu âm hiện đại nghe lời hát ngọt, trong và rõ ràng hơn; nhưng cái phần hồn quyện vào ca khúc không thể bằng bác Tân Nhân, đó mới thực sự như là nỗi niềm của người con tha thiết yêu quê hương đất nước, nghe bác hát y như là biển dập dìu, biển tâm tình vậy, giọng hát bất tử!
https://www.youtube.com/watch?v=GOzMP_qY_ic Xa khơi - nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ - ca sĩ Tân Nhân.flv 
thuy chi Le
xa khơi và tiếng hát Tân Nhân luôn là niềm xúc cảm vô tận trong tim những người yêu nhạc .từ khi còn bé đến giờ hơn nửa đời người chỉ cần nghe ...nắng tỏa chiều nay .... mình chưa bao giờ thôi cảm giác sởn da gà ... cám ơn ns NTT đã để lại cho nền âm nhạc việt 1 ck quá tuyệt vời , cảm xúc và nhân văn đến vậy .
Tâm Thành
Cố nghệ sỹ Tân Nhân đã đưa xa khơi đi vào lòng người. Cho tới nay đã có nhiều ca sỹ nổi tiếng hát Xa khơi. Nhưng có lẽ chưa ai vượt qua được giọng hát của bà. Một chất giọng của người miền Trung, mộc mạc, không luyến láy nhiều, không điệu đà. Nhưng thiết tha, sâu lắng. Tôi thích nghe nghệ sỹ Tân Nhân hát Xa khơi.
tran truong 
Tôi là người đồng hương của cố nghệ sĩ Tân Nhân,tôi đươc găp bà khi bà tại nhà riêng ở đường Bạch Đằng,p2 Tân Bình khi bà không còn khõe nửa,lúc đó bà đả 77t,tôi nghe rất nhiều người nói lai bà hát rất hay,giờ mới đươc nghe lời bà hát thật trên youtobe internet.Bà đi xa cung hơn 5 năm rồi khi tôi đươc tin ba mất tai bv 175,viết vài dòng để nhớ tới người cô,người nghệ sĩ tài hoa một thời thế hê cha anh ngưởng mô va say mê tiếng hát va sắc đẹp của bà trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.Dưới suối vàng chắc cô củng rất vui khi nhiều người còn nhớ va yêu mến giong hát của cô
NGUYỄN SƠN
thuyền ơi có nhớ bến chăng
bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
http://www.nhaccuatui.com/video/xa-k...MHzIUuC1X.html Xa Khơi - Tân Nhàn



Cho đến tận tháng bảy năm nay, tôi mới biết rằng chỉ cần đi một đọan đường ngắn là có thể gặp lại chị. Đối với nhiều người, nói đến Tân Nhân là nghĩ đến Xa khơi, một bài hát của Nguyễn Tài Tuệ, và cũng thể là hình ảnh của một thời Tân Nhân – soliste nổi tiếng, từ sau 1954 đến những năm 60. Nhưng với tôi, dẫu có thấp thoáng gặp lại chị trong thời gian ấy, những ấn tượng khó quên nhất về người_con_gái_hát lại gắn với thời chị còn là một nữ sinh, hai bím tóc kết dày nặng, tràn đầy sức sống của tuổi thiếu nữ.

…Ngôi nhà nhỏ ở trong ngõ, hoặc là hẻm, sẹc, theo lối gọi của người dân Sài Gòn. Giọng nói vẫn ấm và trầm, chỉ không còn độ lan tỏa đến ngợp người của ngày xưa. Có năm, lên gác nhà tôi ở Hà Nội, chị bảo “Ở dưới sân nghe, cứ tưởng là cãi nhau, hóa ra các con trai em nói chuyện”. Chắc chúng đã làm khổ đôi tai của ca sĩ. Giọng Tân Nhân êm mượt như nhung, nhưng thời chúng tôi còn là học sinh trường Huỳnh Thúc Kháng, đâu có micro, vậy mà giọng hát ấy khi cất lên rung động cả khỏang không và đêm tối bao la. Trong những đêm liên hoan ấy, sang lắm mới có đèn măng sông, mà lại còn phải tắt ngay nếu có tiếng rù rì của máy bay địch. Tôi đứng dưới đám đông học sinh và dân làng, tất cả lặng đi, ngước nhìn bóng chị in rõ trên nền trời, tiếng ca mở rộng hết cỡ, những bài hát phơi phới của ngày ấy như Nắng Ba Đình, và cả những bài hát đậm sắc giọng miền Trung, như bài Bà Mẹ Gio Linh… Khi gặp nhau ở “nhà riêng” (có nghĩa là nhà dân cho chúng tôi ở nhờ), bọn “tiểu tư sản” chúng tôi được nghe những bài hát khác. Tôi nhớ mãi lần đầu tiên chị tới nhà, ngôi nhà tranh nhỏ bé rung lên như không chứa nổi giọng hát của chị. Đó là những bài như Thiên Thai, Trương Chi… Sérénade của Schubert, và cả Quand Le Soleil D’or Descend (Khi mặt trời vàng lặn xuống…) mà diễn viên Shirley Temple nổi tiếng đã hát trong bộ phim tôi được xem từ thời trước Cách mạng, Cô gái của khu rừng bị nguyền rủa. (Chị nói thời còn là một học sinh trường Đồng Khánh Huế, nhờ giọng hát mà con bé nhà quê như chị đã được Nam Phương Hoàng hậu mời tới cùng với mấy đứa bạn con nhà quyền quý, cho ăn bánh ga tô và hát…Để rồi mới 14 tuổi đã “thoát ly” đi kháng chiến). Hôm đó, chị ca bài Xuân chết trong lòng tôi, một bài hát được Nhạc sĩ-Người tình viết cho chị trước đó ít lâu, khi tưởng rằng Tân Nhân-Mùa xuân của anh đang ở chiến khu Bình Trị Thiên_Trung Lào đã bị địch giết chết trong một trận càn… Lúc này đã được ban chỉ huy chiến trường cho về đi học tiếp, chị hát, còn Nhạc sĩ-Người tình đệm đàn, dường như là một kết thúc có hậu. Hôm chị đến nhà chúng tôi, nắng rực rỡ trong vườn. Dù lúc này chị đã gặp lại trường xưa, người cũ, nhưng lúc chị cất tiếng hát “…Bướm rồi lìa hoa/ trùng phùng xa lắm…”, cảm kích vì mối tình của nhạc sĩ, nước mắt chị vẫn chảy dài trên gò má hồng như trái bồ quân, làm đôi mắt đen to rợp hàng mi dày của chị gần như xanh biếc lại. Chị mặc một tấm áo bằng vải thô trắng-ngày nay là mốt, là hàng xịn- nhưng thời ấy là thứ vải dệt tay của dân quê thuộc lọai rẻ nhất. Dù nổi tiếng về nhan sắc, nhưng với Tân Nhân không mấy ai lúc bấy giờ đánh giá hết vẻ hiện đại, bí quyết của sức hấp dẫn ở chị: tràn trề sức sống mãnh liệt, chân chất của một vùng đầy sỏi đá, cô bé từng lên “lòi” ăn móc ăn sim tím cả môi, chân trần lội “hói”, ra tắm sông Thạch Hãn, hát theo giọng hò khoan và những điệu đưa đò khỏe mạnh thừa hưởng từ người mẹ ấy lại rất tài tử với những điệu “hát Tây” của thời Tino Rossi, Shirley Temple,… Chúng tôi chỉ cần đòi “Tân Nhân hát đi”… là chị cất tiếng. Ở Tân Nhân, có gì đó vừa sâu thẳm, vừa phù phiếm, vô tư. Cho tới ngày chị rời trường. Bởi thật trái khoáy, dẫu lời ca của người nhạc sĩ ấy đã “truy điệu” nhầm cái chết của Tân Nhân, nhưng lại trở thành lời tiên báo của một cuộc chia tay: “Bướm rồi lìa hoa”… Thời ấy, đã có những người trở về vùng quê cũ địch chiếm để rồi bị kẹt lại họăc cũng có khi vì “phồn hoa quen vui em ra đi”. Chỉ có điều người ra đi ở đây không phải là cô gái mà là nhạc sĩ.

Cô nữ sinh nhí nhảnh và nhẹ dạ ấy đã làm đủ nghề, kể cả lao động chân tay cực nhọc để nuôi con. Chị dệt vải, chằm nón, gánh gồng, dạy trẻ… Chị không hoàn toàn giống những nữ sinh yếu đuối tản cư từ thành thị về. Lúc này, trong chị càng trỗi dậy sức sống, bắt nguồn từ người mẹ gắn bó với ruộng đồng, người cha từng phiêu bạt kiếm sống tận Viengchian, đất Lào. Vả chăng, Tân Nhân ở đâu cũng rất dễ gần gũi dân làng, được họ cưu mang. Cho đến ngày nhạc sị Nguyễn Văn Thương từ ngòai Bắc “lội bộ” tới - như lời chị kể - đón chị từ ngôi làng heo hút ấy, về nhập đoàn Văn công Trung ương. Chị cùng “lội bộ” ra Bắc, cắp theo chiếc nón cời, hai bộ quần áo.

Hòa bình lập lại, năm 1954, màu áo dài đang mốt của Hà Nội là màu xanh cổ vịt, màu đỏ tím của hoa mười giờ… Tấm ảnh đen-trắng thời ấy không giữ lại màu áo, nhưng đã xuất hiện một Tân Nhân mới, áo dài cổ điển, gương mặt điển hình cho một cô gái Huế. Tôi không mấy khi đến Nhà Hát Lớn và các rạp lộng lẫy ánh điện thời bình để nghe biểu diễn ca nhạc, tôi cũng chưa có rađio. Nhưng các loa phát thanh, rất hào phóng, tỏa ra mọi góc phố. Tôi rất thích Bài Ca Hy Vọng do Khánh Vân hát. Và những đợt sóng của Ra Khơi, với sức lan tỏa của giọng ca Tân Nhân, người trước đây đã làm rung động cả không trung lấp lánh sao trời, những đêm thôn dã, chẳng cần đến micro. Rồi chị trở thành người mẹ của ba đứa con, nhưng những người bạn của tôi nói rằng từ khung cửa sổ căn phòng ở khu tập thể Cầu Giấy 9 mét vuông (ở chung) của chị, họ vẫn nghe thấy Tân Nhân luyện giọng vút lên, hạ xuống mãnh liệt mỗi sớm mai.

Dẫu sao, chính Tân Nhân sớm hiểu hơn ai hết rằng trong nghệ thuật biểu diễn, nghề xướng ca thuộc vào lọai đoản mệnh nhất. Chị cảm thấy đã đến thời mà thành công không thể kéo dài nhờ giọng ca trời phú. Cũng may, vào những năm 70-72, chị đã được cử đi đào tạo bài bản ở nước ngòai, không bị rơi vào tình cảnh mà câu vè hồi ấy tếu táo: “Khi người ta cần trẻ thì tôi đã già/ Khi người ta cần đàn bà thì tôi là đàn ông/ Khi người ta cần công nông thì tôi là trí thức/ Khi người ta cần đức thì tôi lại có tài/…”. Và Tân Nhân vẫn là một soliste số một của những bài đậm chất dân ca. Với phần đệm của dàn nhạc dân tộc, trong đó có cây đàn bầu của Mạnh Thắng, chị đã tạo nên một hình ảnh Việt Nam bằng tiếng hát, ở những Đại hội Thanh niên, liên hoan sinh viên quốc tế. Trong khi đó, các ca sĩ khác bắt đầu biểu diễn những lọai hình nghệ thuật nước ngòai. Tôi đến nhà hát lớn, xem Quý Dương đóng Evgueni Oneguine, thanh mảnh bên cạnh một Tachiana Ngọc Dậu có dáng đẫy đà của người ca sĩ opera người Nga.Thật hay nhưng cũng buồn cười khi nghe Quý Dương hát trên đủ mọi cung bậc: Yếu ém/ Yều èm/ Yếu ém/ Yều èm (Yêu em…). Anh nổi tiếng đến nỗi một nam sinh ở trường tôi dạy, khi phát bệnh điên, đã làm cho cả trường cười rũ rượi. Mỗi lúc tan trường, với cái tên tự xưng là Trùng Dương, cậu ta đứng hát (khá hay) ở ngòai cổng trường và gào lên: “Cây cao đâu có sợ gió cả/ Trùng Dương đâu có sợ Quý Dương”. Đấy là thời mà Trần Hiếu với giọng nam trầm, hát những bài hát Nga bi tráng thật hợp, đặc biệt là bài Hò kéo gỗ trên sông Volga. Nhưng Tân Nhân với tôi bao giờ cũng mới.

Đến nỗi hôm nay đây, gặp mặt chị, câu đầu tiên tôi hỏi là: Chị ơi, ai đặt tên cho chị mà hay thế? Một cái tên tôi không hề thấy ai có, cho đến nay.

Thời gian ăn thịt những đứa con của mình_ huyền thọai cổ đại đã nói vậy. Song tôi vẫn nhận ra giọng nói, ánh mắt Tân Nhân, biểu tượng của thanh sắc một thời. Chị cười buồn, nói rằng nhìn lại, chị thấy vì nghệ thuật, chị đã sống hết mình. “Nhưng đôi khi cũng thấy cực quá em ơi, nhất là tội nghiệp cho ba đứa con…” Làm sao được, tính cách trời sinh. Cả chị và chồng chị_ thanh tao, trong sáng và thông minh, đúng với chất của dòng họ Lê Khánh_ cả hai đều xa thực tế. Nerhu từng nói: tư tưởng một người có thể thay đổi, nhưng tính cách thì không. Có một câu danh ngôn Trung Quốc cũng có hàm ý tương tự: Giang sơn dĩ biến, bản chất nan di. Chị hỏi tôi xem có biết nơi chung cư nào tốt, chị muốn bán cái nhà này đi. Chị nhớ Hà Nội, nhớ miền Bắc. Tôi bảo chị nhà Hà Nội đắt một cách vô lý, và giờ đây chắc sức khỏe chị không thể chịu nổi cái nóng Hà Nội. Chị bảo: “Ừ, trái đất nóng lên rồi. Chị mong bán cái nhà cũ đi để thừa được một ít tiền tiêu”. Nhưng chị có mua nổi khí hậu ở đây mang ra ngoài ấy không?

Khi tôi ra về giữa trưa, ngẩng nhìn thấy trên hẻm, bầu trời xanh lồng lộng, mây bồng bềnh. Không hiểu sao tôi lại nhớ đến câu hát của Nguyễn Vĩnh Tiến nói về “Nắng to, gió to...”. Rồi nhớ đến chuyện chị gặp Bác Hồ, tình cờ móc túi mình làm rơi tiền, người ca sĩ ấy, do một liên tưởng hồn nhiên đã hỏi: “Bác ơi, Bác có tiền không ạ?” Giờ đây, con người ấy vẫn ngơ ngác giữa đời thường, giữa thực tế mới. Nhưng với tôi, chị không cũ chút nào.
@ ĐẶNG ANH ĐÀO 
********
Tuyệt phẩm Hoàng Thi Thơ - Những bản tình ca
http://saigongiaitri.net/uploads/new...tuyet-1992.jpg
Ca sĩ Ánh Tuyết và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ chụp tại Sài Gòn năm 1992
Đây là đêm nhạc dành riêng cho những bản tình ca của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Thi Thơ. Khán giả sẽ được nghe lại và hoài niệm về một tài năng lớn, người đã tạo ra một con đường âm nhạc riêng tràn ngập những hình ảnh, câu chuyện và giai điệu Việt Nam đáng để ngưỡng mộ.

Những ca khúc của ông được hát lên trong chương trình này có lẽ chỉ vừa đủ để gợi nhớ đến một gia sản đồ sộ đã làm giàu có cho nền âm nhạc Việt. Không chỉ là tác giả của gần 600 bài hát, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng là đạo diễn điện ảnh, sáng tác và dàn dựng nhạc kịch, trường ca, nhạc cảnh, nhà sản xuất chương trình, viết sách giảng dạy âm nhạc, nghiên cứu và giới thiệu âm nhạc dân tộc thiểu số... cũng như là người đào tạo nhiều giọng ca danh tiếng như Hoàng Oanh, Sơn Ca, Họa Mi...

Có thể nói cuộc đời của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là một hành trình dài kể lại những câu chuyện vui buồn trên đường quê hương, đặc biệt là những câu chuyện về những người con gái, mà chuyện đời đủ để làm rơi lệ hàng triệu người. Nhiều nhạc phẩm này của ông gần như được mọi người biết đến, được hát lên ở mọi lứa tuổi.

Một trong những bài hát sẽ trình bày trong đêm “Tuyệt phẩm Hoàng Thi Thơ” là bài Chuyện tình nàng trinh nữ tên Thi - một ca khúc thuộc thể loại “hit song” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong nhiều thập niên. Trong một lần trò chuyện với ký giả văn nghệ Trường Kỳ, ông xác nhận đó là một ca khúc được viết từ câu chuyện có thật. Thi là tên của một thiếu nữ Ðà Lạt, yêu một nghệ sĩ có gia đình. Mối tình của Thi rất thiết tha và lý tưởng. Nhưng mối tình ấy trở thành tuyệt vọng để cuối cùng người trinh nữ tên Thi ấy đã chết một cách bi thương. Qua một cuộc phỏng vấn, người nghệ sĩ đề cập trong nhạc phẩm này, được hình dung rằng đó chính là ông, là Hoàng Thi Thơ của năm 1970.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và nghệ sĩ phong cẩm Thúy Nga - vợ ông
Âm nhạc của Hoàng Thi Thơ là một nét độc đáo, không lẫn lộn với bất kỳ ai. Nhạc thuật của ông biến hóa đôi khi hết sức dàn trải, đôi khi lại ứng dụng phương thức điệp âm, môtip rất gần gũi dễ nhớ, nhưng trong ca từ luôn luôn giàu có hình ảnh những nét đẹp của quê hương, khát vọng cho một tương lai tươi sáng. Giai điệu của ông phần lớn sảng khoái, sôi nổi và là một sự kết hợp độc đáo của phong cách của miền Trung - Quảng Trị quê hương ông và miền Nam - nơi ông có hơn 40 năm sống và sáng tác, hoạt động nghệ thuật.

Vốn từng tham gia kháng chiến, là bạn của những nghệ sĩ thế hệ đầu của Việt Nam như nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà thơ Lưu Trọng Lư... miêu tả của ông trong âm nhạc cũng đầy tính cổ điển nhưng lại rất thơ mộng và dân dã. Nhiều bài hát của ông gần như là bài hát “cửa miệng” của các thế hệ người Việt dù ở trong nước hay đi xa, như Ðường xưa lối cũ, Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về với quê hương, Ðám cưới trên đường quê, Ô kìa đời bỗng dưng vui...

Cuộc đời âm nhạc của Hoàng Thi Thơ luôn sôi động với nhiều sự kiện, với những tác phẩm ấp ủ chuẩn bị ra đời. Sống trọn vẹn với nghệ thuật, đến mức những năm cuối đời, sống xa quê hương dù sức khỏe đã yếu, Hoàng Thi Thơ vẫn mơ ước viết các opera nhạc hiện đại về lịch sử Việt Nam. “Tôi khổ lắm vì đến lúc này mà trái tim vẫn còn rung động” - ông nói khi đang nằm trên giường bệnh lúc 74 tuổi. Ba tháng sau, ông qua đời ở Huntington Beach (Mỹ) ngày 2-10-2001.

Lời trối trăng sau cùng của ông, vì chứng kiến thảm họa tháp đôi ngày 11-9-2001 tại New York, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mong rằng toàn bộ phần tiền phúng điếu ông sẽ được gửi đến quỹ tương trợ dành cho các nạn nhân của cuộc khủng bố đó.
@ SGGT
Chi tiết về cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có thể xem thêm dưới đây:
Hoàng Thi Thơ
1949
Bắt đầu viết nhạc, lúc còn học ở Dự bị Đại học
1954
Sáng tác phẩm được phổ biến sâu rộng, khởi đầu là “Gạo trắng trăng thanh”
1956
Hoàn thành và ấn hành cuốn sách nhạc “ Để sang tác một bài nhạc phổ thông”
1958
Soạn và trình diễn loại nhạc lớn, trường ca : “ Triều vui thế hệ “ “ Máu hồng sử xanh “
“ Ngày trọng đại “ “ Tiếng trống Diên Hồng “
1959
Nghiên cứu Vũ và Vũ Việt Nam
1960
Thành lập đoàn Văn nghệ quy mô đầu tiên với 100 nghệ sĩ “ Đoàn văn nghệ Việt Nam”
1962
Xuất ngoại nghiên cứu trình diễn ở Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bổn.
1962
Làm trưởng đoàn hướng dẫn Đoàn Văn Nghệ Việt Nam xuất ngoại trình diễn tại Lào, Nhật Bổn, Hồng Kông, Đài Loan.
1963
Hướng dẫn Đoàn Văn Nghệ Việt Nam xuất ngoại tham dự Đại Hội Văn Nghệ Đông Nam Á 12 nước tại Tân Gia Ba.
1963
Soạn và trình diễn loại nhạc diễn, nhạc kịch đầu tiên tại Miền Nam, nhạc kịch “Từ Thức lạc lối Bích Đào”
1964
Soạn và trình diễn nhạc kịch thứ nhà “ Dương Quý Phi “
1966
Soạn và trình diễn nhạc kịch thứ ba “ Cô gái điên “
1967
Khai sinh và điều khiển sân khấu Ca Vũ Kịch Trường độc nhất tại Việt Nam : Maxim.
1968
Soạn và trình diễn nhạc kịch thứ tư “ Ả đào say “
1968
Trong ban lãnh đạo (cùng với Năm Châu, Phạm Duy…) của Đoàn Văn Nghệ Việt Nam hướng dẫn xuất ngoại trình diễn tại Âu châu và Phi châu : Pháp , Anh, Maroc, Sénégal.
1969
(Tháng 1) Đi tiền đạo và ngoại giao cho Đoàn Văn Nghệ Việt Nam tại Pháp
(Tháng 2) Làm cố vấn cho đoàn Cải Lương Đại diện Thanh Minh Thanh Nga xuất ngoại sang Pháp trình diễn
(Tháng 8) Tham gia Đoàn Văn Nghệ Chính Thức Việt Nam gồm 100 nghệ sĩ xuất ngoại trinhf diễn tại Hội Chợ Osaka 1970 ( Nhật Bổn)
….
Trích từ Tập nhạc “ Tình Hồng Cho Em – Hoàng Thi Thơ “ (xuất bản tháng 12 năm 1970.)
@ thông tin bổ sung từ học trò, Kumo & minhthienph (các Fan yeunhacvang)
"Mảng nhạc kịch thật sự là điểm sáng trong sự nghiệp của ông, là người đi tiên phong (mà có lẽ cũng là cuối cùng) trong lĩnh vực này, trước không có ai, sau không có ai.
Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, vào năm 1989 ông có dựng lại vỡ "Ả đào say" qua diễn xuất của ca sĩ Kim Tuyến, tôi may mắn được xem và cảm nhận được cái biệt tài của HTT.
Đừng quên mất cái mảng đào tạo ca sĩ của HTT, trước 1975 ông được xem là phù thủy trong việc đào tạo ca sĩ này, rất nhiều người thành danh từ lò đào tạo của ông, xin đơn cử:
- Hoàng Oanh, (người đâu tiên, và cũng là người rời bỏ ông sớm nhất.)
- Sơn Ca và Bùi Thiện (Sơn Ca, một giọng ca trong vắt, là một đệ tử tuyệt đối trung thành với dòng nhạc của ông, và cũng là người mà ông thương yêu nhất. Bùi Thiện- một văn công chiêu hồi, chuyên hát theo kiểu của Quốc Hương, dưới bàn tay của ông, trở nên nổi tiếng khi hát cặp với Sơn Ca với những tình khúc đồng quê)
- Họa Mi, tiếng chim cuối cùng được ông đào tạo dang dở, và rồi giải phóng đến...
Thật tình mà nói, tôi không thích ông ở chỗ, ông khá đỏm dáng và điệu đàng , hehe 
Ngoài ra, ca sỹ hải ngoại Ý Nhi (trước đây thường song ca với Kenny Thai - cũng từng là học trò của NS Hoàng Thi Thơ" 
Chi tiết Hoàng Oanh từng là học trò nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ chắc dựa vào thông tin từ nhiều chiều như "bài viết tác giả Trương Chi viết về Hoàng Oanh" đã đề cập :
Đầu năm 1958, Hoàng Oanh trình diễn trên sân khấu Đại Nhạc Hội Hoàng Thi Thơ kỳ 1 trong Ban Hợp Ca Nhi Đồng (do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thành lập cũng vào đầu năm 1958) gồm 5 nghệ sĩ tí hon, mỗi người vừa hát vừa sử dụng một loại nhạc khí: Quốc Thắng (Guitar), Hoàng Thi Thao (Violin), Kim Chi (Đánh muỗng), Phương Lan (Tambourine) và Hoàng Oanh (Percussion) được hoan nghênh với những nhạc khúc vui tươi như: Tình Đêm Liên Hoan (của Hoàng Thi Thơ) và Về Dưới Mái Nhà (của Xuân Tiên).
Đến giữa năm 1958, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thành lập Ban Hợp Xướng Nhi Đồng với 21 ca sĩ như: Hoàng Oanh, Tuấn Ngọc, Bích Vân, Phước Vân, Ngọc Vân, Tuyết Vân, Quốc Thắng, Kim Chi và Phương Lan… trình diễn trên sân khấu Đại Nhạc Hội Hoàng Thi Thơ kỳ 2.
Năm 1960, Hoàng Oanh gia nhập Ban Việt Nhi (Thiếu Niên Nhi Đồng Việt Nam) của nhạc sĩ Nguyễn Đức ở Đài Phát Thanh Sài Gòn. Ban Việt Nhi và nhóm Gia đình văn nghệ Nguyễn Đức là ban quy tụ nhiều ca sĩ nổi danh thời đó (cũng như cho đến bây giờ) như: Hoàng Oanh, Thanh Lan, Kim Loan, Quỳnh Giao, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Loan, Phương Hoài Tâm, Tuyết Vân và Quốc Dũng…
Quote:
Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ
Thấm thoát 6 năm đã qua kể từ khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, người từng có những đóng góp lớn lao cho nền âm nhạc Việt Nam, vĩnh viễn ra đi vì bệnh tim. Ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc hơn 8 giờ sáng ngày Chúa Nhật 23 tháng 9 năm 2001 tại nhà riêng ở thành phố Glendale, nam California.

Cũng tại ngôi nhà xinh xắn này vào năm 1998, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã dành cho người viết một cuộc phỏng vấn đặc biệt kéo dài trên 3 tiếng mặc dù bệnh tình của ông lúc đó đang ở trong thời kỳ nguy ngập. Tuy nhiên ông vẫn vui vẻ và hăng say khi trả lời những câu hỏi liên quan đến quãng đời họat động âm nhạc rất phong phú của ông mà một phần đã được gửi đến bạn đọc trong một bài viết dài 2 kỳ trên TiVi Tuần San sau khi ông nhắm mắt xuôi tay.

Nhân dịp kỷ niệm 6 năm ngày nhạc sĩ Hoàng thi Thơ qua đời, TiVi Tuần San sẽ gửi đến quí vị thêm một bài viết dài để tưởng nhớ đến một người mà cả cuộc đời đã sống gắn bó với âm nhạc bằng tất cả niềm đam mê vô bờ bến, bằng tất cả tấm lòng và trái tim nhiều rung động.

Ngoài những chi tiết do chính nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cung cấp là một số tài liệu được phổ biến trong tuyển tập nhạc kỷ niệm 50 họat động văn nghệ của ông, phát hành vào năm 1995. Trong số có bài viết rất giá trị của tiến sĩ Phan Ngọc Tiến, một thân hữu của nhạc sĩ họ Hoàng. Nhưng đặc biệt hơn cả là người viết đã có được một cuộc tiếp xúc rất lâu với người cháu ruột, cũng là người được coi như nghĩa tử của Hoàng Thi Thơ là nhạc sĩ Hoàng Thi Thao tại nơi anh cư ngụ là Orange County vào cuối tháng 8 năm 2007 vừa qua.


Hoàng Thi Thơ và phu nhân, ca sĩ Thúy Nga
Qua cuộc tiếp xúc với nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, người một thời được mệnh danh là “thần đồng vĩ cầm”, anh đã bổ xung cho chúng tôi nhiều chi tiết đặc biệt chưa hề được công bố về người bố nuôi của anh là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Là người sống kề cận với Hoàng Thi Thơ từ khi còn nhỏ cho đến khi ông từ giã cõi đời, không ai khác biết rõ Hoàng Thi Thơ hơn là Hoàng Thi Thao trên một số góc cạnh nào đó chưa được đề cập tới.

Nhân dịp kỷ niệm 6 năm ngày ông xa rời cuộc đời mà ông rất yêu mến với một tinh thần luôn luôn lạc quan cho đến những giây phút cuối cùng. Hy vọng những chi tiết trong bài viết gồm 2 phần này sẽ là những tài liệu quí cho những nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc…

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (tên thật là Hoàng Hữu Ngạnh ?) sinh ngày 1 tháng 7 năm 1929 tại làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Hoàng Thi Thơ thuộc dòng họ Hoàng Hữu, một dòng họ khoa bảng lừng lẫy, đã được sọan giả Dã Lan Nguyễn Đức Dụ đề cập đến trong quyển Gia Phả do nhà xuất bản Văn Hóa tại Hà Nội xuất bản năm 1992 là “Họ Hoàng Hữu là một trong những họ tiếng tăm ở đất Quảng Trị, Trung Bộ. Từ đời thứ 13, con cháu nhà này bắt đầu đỗ đạt cao. Người khai khoa đầu tiên cho làng Bích Khê là Hoàng Hữu Xứng và Hoàng Hữu Bỉnh đều đậu cử nhân”.


Hoàng Thi Thơ và các nghệ sĩ đoàn Việt Nam tại đài truyền hình NHK, Tokyo, Nhật Bản

Riêng cụ Hoàng Hữu Bỉnh làm đến chức Lang Trung Bộ Công, chức Thái Thượng Tự Khanh dưới triều vua Đồng Khánh. Cụ Hoàng Hữu Bỉnh chính là thân phụ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và là ông nội của nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, theo lời anh kể: “Ông nội tôi có 24 người con. Tôi có tới 3 bà nội. Và 3 bà là chị em ruột. Còn những cái… lẻ tẻ tôi không biết. Nhưng đại khái 3 bà là chị em ruột nên rất thương nhau. Thật ra đó là sự cố ý bên phía bà nội tôi là không muốn cho ông nội tôi đi lấy phía ngoài. Như vậy chỉ có 1 dòng thôi, thành ra gần gũi nhau. Nhất là không muốn để lọt tài sản ra ngoài”.

Vì vậy tất cả anh chị em đều gần gũi và gắn bó với nhau, không phân biệt là con của bà nào. Ai sinh trước được làm anh, làm chị. Thân phụ Hoàng Thi Thao là người con trai cả và là người con thứ 7 của bà vợ cả trong số 24 người con này. Trước ông là 6 người chị gái. Trong khi đó nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, con của bà vợ út, là người con thứ 22 của cụ Hoàng Hữu Bỉnh. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ còn một người em gái hiện sống ở Virginia và một người em trai năm nay đã 73 tuởi, sống ở Việt Nam.

Sự gần gũi giữa hai chú cháu Hoàng Thi Thơ và Hoàng Thi Thao bắt đầu từ năm 1952, sau khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ rời vùng kháng chiến để về với gia đình Hoàng Thi Thao ở Huế.


Hoàng Thi Thơ cùng các vũ công người Thái Trắng trong vũ khúc Múa Xòe

Lý do chính yếu khiến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ về Huế là xin gia đình người anh một số tiền để trở lại vùng kháng chiến tức Liên Khu Tư ở Thanh Hóa để sau đó đưa người yêu ra Hà Nội với mục đích theo học Văn Khoa ở đây.

Nhưng khi trở về thì cả gia đình giữ ông lại và khuyên ông đừng nên trở ra Liên Khu Tư mặc dù ông rất nôn nóng muốn trở ra với người yêu. Nhưng cuối cùng ông xiêu lòng trước những lời khuyên nhủ của những người thân nên quyết định vào Sài Gòn để được an toàn. Trong khi người yêu của ông vẫn ở lại ngoài vùng kháng chiến. Và kể từ đó coi như hai ngươi chia tay nhau và không còn một sự liên hệ nào.

Được biết người yêu của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong thời kỳ kháng chiến là một ca sĩ tên Trương Tân Nhân, cùng họat động với ông trong Đoàn Tuyên Truyền Kháng Chiến Trung Bộ. Sau khi Hoàng Thi Thơ trở về Huế, người yêu ông mới phát giác là đã mang thai. Hiện người con của hai người tên Lê Khánh Hoài đang họat động trong lãnh vực điện ảnh và kịch nghệ cùng một lúc là phóng viên tại Sài Gòn với nghệ danh là Châu La, năm nay cũng vào khoảng 55 tuổi.


Hoàng Thi Thơ cùng ban vũ Múa Dù

Trên vai vế, Lê Khánh Hoài là em chú bác với Hoàng thi Thao. Và trong một trường hợp có thể gọi là thần giao cách cảm, Hoàng Thi Thao đã gặp người em của mình lần đầu tiên trong một dịp rất hi hữu vào cuối năm 75 trong thời gian anh còn kẹt lại Sài Gòn: “…khi đó, tôi đi trên mộr cái cyclo còn anh ta đạp cái xe đạp đi bên cạnh. Không biết tại sao, tôi tự dưng buột miệng hỏi có phải là Hoài không? Và bất ngờ, anh ta cũng hỏi tôi phải anh Thao không? Thật là một trường hợp hi hữu, xẩy ra ngay trên giữa đường phố Sài Gòn. Thế là 2 anh em chúng tôi ngừng xe ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó, tôi góp lại được một số quần áo cũ của ông Thơ mang cho Hoài coi như một kỷ niệm ấm áp giữa bố con”.

Thời gian này nhạc sĩ Hoàng Thi Thao cũng sống một cách rất chật vật bằng cách chơi vĩ cầm tại một số địa điểm ở Sài Gòn. Và sau lần gặp gỡ trên, hai anh em Hoàng Thi Thao va Lê Khánh Hoài trở nên rất gần gũi với nhau cho đến khi Hoàng Thi Thao vượt biên rời Việt Nam vào năm 1979 cùng với một số nghệ sĩ.

Gần đây nhất, Hoàng Thi Thao có dịp gặp lại nguời em của mình tức người con đầu tiên của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong một dịp về thăm quê hương. Về phần bà Trương Tân Nhân, năm nay cũng đã ngoài 70, hiện cư ngụ tại Sài Gòn. Sau khi mất liên lạc với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, bà đã lâm vào tình trạng tuyệt vọng nên đã có lần nhẩy xuống sông tự tử theo lời kể của Hoàng Thi Thao.

Nhưng bà Trương Tân Nhân được cứu sống và được một vị lãnh đạo cao cấp của Đoàn Văn Tuyên đề nghị kết hôn với một người được chỉ định mang họ Lê tức người bố trên giấy tờ của Lê Khánh Hoài.

Trở lại với chú cháu nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Hoàng Thi Thao sau khi họ vào đến Sài Gòn năm 1952. Được biết, cuộc sống của hai người trong thời gian đầu tiên rất là chật vật, thiếu thốn. Hai người chỉ biết trông cậy vào số tiền của thân phụ Hoàng Thi Thao từ Huế gủi vào hàng tháng.

Thoạt đầu hai chú cháu ở trọ tại căn nhà số 47 trên đường Catinat (tức đường Tự Do sau đó và là đường Đồng Khởi hiện nay) của một người quản gia cho một gia đình người Pháp. Lúc đó Hoàng Thi Thao lên 7 tuổi và bắt đầu theo học đàn violin, gần như do sự ép buộc của ông chú họ Hoàng rất mê vĩ cầm vì có quen biết với một tay đàn violon lừng danh vào thời đó là Tạ Bôn. Cho nên “ông ấy muốn ép tôi học nhạc khí này. Ông ấy tưởng tôi thông minh lắm, tưởng là tôi có khiếu về nhạc lắm nên nhất định ép học violon cho bằng đựợc”.

Hoàng Thi Thao tâm sự thêm là tuy lúc nhỏ có được chút lanh lợi nhưng chưa chắc đã là có khiếu học nhạc. Nhất là anh không cảm thấy thú vị gì khi được đề nghị theo học vĩ cầm. Trái lại còn cảm thấy rất cực, rất mệt khi phải theo học món nhạc khí này. Và “thế nhưng rồi bị đòn, bị bắt buộc rồi cũng phải đàn thuộc thôi!”

Tuy nhiên Hoàng Thi Thao cho biết sau đó anh trở nên một người rất đam mê âm nhạc, cũng như người chú và là bố nuôi của mình. Mặc dù trước đó không hề ưa thích môn vĩ cầm vì anh cho là ngoài khả năng của mình, nhất là từng được nghe nhiều cao thủ vĩ cầm trình tấu “thì mình thấy không thể nào mình theo nổi. Lại còn cảm thấy nhục nhã nữa nên không thấy có hứng thú chút nào”.

Hoàng Thi Thao còn cho biết nếu không phải theo học violon lúc đó, chắc chắn anh sẽ theo học piano hay guitar. Nhưng định mệnh đã an bài để Hoàng Thi Thao vài năm sau trở thành một “thần đồng vĩ cầm”. Và từ đó trở đi, anh là người luôn có mặt với cây vĩ cầm trong những đoàn văn nghệ do người chú nổi danh của anh làm trưởng đoàn để có dịp đi trình diễn khắp nơi. Đặc biệt anh trở thành một tên tuổi rất quen thuộc với khán giả trong tiết mục “Cò Tây, Cò Ta” với nhạc sĩ Lữ Liên. Anh sử dụng violon, trong khi nhạc sĩ Lũ Liên sử dụng đàn cò gây rất nhiều thú vị cho khán thính giả suốt hàng chục năm qua.

Sau hơn một năm ở trọ căn nhà trên đường Catinat, hai chú cháu lại tiếp tục cùng nhau ở trọ tại một số nơi khác… Do đó tình chú cháu càng này càng trở nên gần gũi hơn trong những hoàn cảnh thiếu thốn và nghèo túng như lời kể của nhạc sĩ Hoàng Thi Thao: “Thời đó, lúc nào cũng ăn rồi đi ở trọ thôi. Hai chú cháu chỉ có trần xì một cái ghế bố tại vì nghèo lắm. Ở trọ hết nhà này qua nhà khác. Sau đó thì đến đường Galíenie tức Trầh Hưng Đạo bây giờ. Ở dưới là hãng máy may Sinco. Rồi sau đó xuống Chợ Quán, đường Ký Con, rồi Trần Bình Trọng, rồi lên Tân Định, tức là đi khắp nơi. Nhà nào chứa chấp thì họ cho ở trọ, nếu không thì họ đuổi đi”.

Thời kỳ ở trọ trên đường Ký Con vào năm 1953, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã cho ra đời một tác phẩm giá trị là “Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông”, rất nổi tiếng với những phần hướng dẫn về hòa âm, luật sáng tác…

Quyển sách dày 500 trang này xuất bản vào năm 1955 và sau đó được tái bản nhiều lần đã trở thành kim chỉ nam cho những người viết nhạc trẻ.

Đối với Hoàng Thi Thao, anh nhận thấy thời kỳ hai chú cháu đi ở trọ là thời kỳ anh ghi nhớ nhiều kỷ niệm nhất về ông chú rất khó tính với anh khi còn nhỏ: “Hồi xưa lúc tôi còn bé, ông ấy khó tính với tôi lắm. Sau này chắc ông ấy thấy khó khăn như vậy rất vô ích với lại có vẻ trật đường thành ra ông ấy trở nên dễ dãi. Tuy nhiên ông ấy cũng có những cái rất khó đối với cách đối xử. Ông ấy muốn là lúc nào người khác cũng phải long trọng với ông ấy chứ đừng giỡn mặt. Một thằng cháu là một đại gia rất khá giả, mà chỉ vì một chuyện không đáng gì ông ấy không nhìn mặt là không nhìn mặt”.

Cũng vì vậy anh không sao quên được những trận đòn kinh hoàng mà ông chú Hoàng Thi Thơ đã dành cho anh. Tuy nhiên anh không lấy thế làm buồn giận vì biết người ông chú chỉ muốn anh nên người…

Hoàng Thi Thao cho biết ông chú Hoàng Thi Thơ của mình rất hiếu học nên có được một kiến thức khá về Pháp cũng như Anh văn. Ông đã bắt đầu đi dạy học ngay sau khi vào Sài Gòn một thời gian ngắn và làm nghề này liên tục cho đến năm 1965, song song với những họat động văn nghệ. Một chi tiết ít người biết, ông từng là người dạy kèm cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ năm 1952 cùng với dược sĩ Cao Văn Nghi…

Lúc này gia đình Trịnh Công Sơn ngụ trên đường Đặng Trần Côn, và Hoàng Thi Thao thì theo học cùng trường Aurore, tức Rạng Đông với 2 em trai của Trịnh Công Sơn là Hà và Tịnh.

Mặc dù không có liên hệ họ hàng, nhưng hai bên rất thân nhau, thể hiện qua cách xưng hô. Trịnh Công Sơn gọi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là cậu. Còn Hoàng Thi Thơ gọi thân mẫu Trịnh Công Sơn là chị.

Hoàng Thi Thao cho biết anh cũng không thể quên những buổi tối nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, trước khi lập gia đình vào năm 1957, chở anh trên chiếc xe Vespa cũ mèm đến những rạp chiếu bóng ở Sài Gòn và Chợ Lớn như Việt Long, Moderne, Thanh Bình, Cathay, vv… để trình diễn vĩ cầm trong các chương trình phụ diễn tân nhạc vào thời đó.

Ngoài ra vào mỗi sáng Chúa Nhật, kể từ khoảng giữa thập niên 50, “thần đồng vĩ cầm Hoàng thi Thao” cũng tham gia vào những tiết mục phụ diễn cho chương trình Tuyển Lựa Ca Sĩ do đài phát thanh Sài Gòn tổ chức tại rạp Norodom, tức rạp Thống Nhất sau đó.

Cũng trong một cuộc tuyển lựa ca sĩ trong năm 1954, có một nữ thí sinh tên Thúy Nga, quê quán ở Sơn Tây, (Hải Phòng ?) mới từ Bắc di cư vào Nam, đã lên sân khấu dự thi với nhạc phẩm Đường Lên Sơn Cước và tự đệm phong cầm một mình, không cần ban nhạc phụ họa. Hình ảnh người thiếu nữ sinh năm 1936 xinh xắn với mái tóc thề, lại có duyên và hát hay, đàn giỏi đã khiến con tim nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ rung động mạnh.

Người nhạc sĩ có tâm hồn nhiều đam mê và tính tình bay bướm này không bỏ lỡ cơn hội để tìm cách làm quen. Trong khi đó Thúy Nga thọat đầu chỉ coi ông như một người anh, và nhất là người thầy để có thể học hỏi thêm về âm nhạc. Nhưng rồi cuối cùng cũng đã xiêu lòng trước những tình cảm Hoàng Thi Thơ dành cho mình để nhận lời cầu hôn của ông.

Tiệc thành hôn của cặp nghệ sĩ Hoàng Thi Thơ và Thúy Nga đã diễn ra tại nhà hàng Văn Cảnh vào ngày 10 tháng 10 năm 1957. Con trai đầu lòng của họ mở mắt chào đời vào năm sau tên Hoàng Thi Thi, hiện là một tay keyboard cừ khôi tại hải ngọai. Người con trai thứ hai của hai người ra đời sau đó là Hoàng Thi Thương, nhưng không may bị mất sớm. Người con thứ ba là con gái duy nhất tên Hoàng Mỵ Thi Thoa. Hai người sau là Hoàng Thi Thư và Hoàng Thi Thanh.

Được hỏi về cuộc sống gia đình của ông chú nghệ sĩ của mình, Hoàng Thi Thao đưa ra nhận xét là hai người có một cuộc sống rất hạnh phúc. Nhất là ”khó có ai chiều chồng như bà Thúy Nga. Biết chồng như vậy cho nên chiều ghê lắm! Rất là quý! Lại còn nhịn nhục ghê lắm. Biết ông Thơ có cái tánh nghệ sĩ, cho nên bà Thúy Nga, cũng là ca sĩ, cho nên hiểu và thông cảm được”.

Riêng về cá nhân nhạc sĩ Hoàng thi Thơ, Hoàng Thi Thao đưa ra nhận xét ngắn gọn về ông chú của mình là một người có tính “bay bướm kinh hoàng!”. Anh từng chứng kiến nhiều trận ghen tuông giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên một phần do tính của bà Thúy Nga rất hiền và một phần vì con cái nên kết cuộc mọi việc cũng được giải quyết êm xuôi.

Sau khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lập gia đình, Hoàng Thi Thao vẫn ở chung với gia đình ông chú. Nhưng đến năm 1962 thì gia đình Hoàng Thi Thao gọi anh về lại Huế sống với gia đình vì sợ anh sa chân vào con đường ăn chơi của Sài Gòn khi anh mới được 16, 17 tuổi, như anh kể: “Lúc đó Thao bắt đầu mê vũ nữ rồi. Là cũng tại bạn của Kỳ là Tùng giang dẫn Thao vô Melodie nhảy đầm. Lúc đó Thao nhỏ nhỏ, tròn tròn, trắng trắng nên mấy cô vũ nữ thích lắm. Đã đi nhẩy đàm thì lại dính dáng đến vũ nữ. Cho nên gia đình biết chuyện đó mới hết hồn, sợ quá nên mới xách cổ về. Được coi như là từ Sài Gòn ra Huế du học! ”

Nhưng đến năm 65, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lại xin phép gia đình HoàngThi Thao để anh trở vào sống ở Sài Gòn vì ông cần người thân tín giao phó cho những công việc quan trọng. Và từ đó anh lại luôn có mặt bên cạnh người chú mà anh rất kính trọng và quý mến.

Sau khi lập gia đình, Hoàng Thi Thơ bước vào một thời kỳ họat động rất mạnh và hăng hái. Nhất là trong lãnh vực sáng tác với nhiều nhạc phẩm được gửi đến người nghe, đặc biệt qua giọng ca của Thúy Nga và cặp Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết. Sau đó những sáng tác của ông còn được phổ biến mạnh mẽ bằng tiếng hát của Duy Khánh, Thùy Hương, Tuyết Mai vv…

Như ai cũng biết, Hoàng Thi Thơ là một nhạc sĩ sáng tác rất đa dạng, nổi bật nhất là thể loại nhạc Quê Hương, những thiên trường ca và những nhạc cảnh. Sự thành công như vậy theo người cháu và cũng là nghĩa tử của ông là Hoàng thi Thao đã đến từ sự siêng năng, chăm chỉ và lòng đam mê nghệ thuật vô bờ bến. Những năm tháng dài sống bên cạnh người chú tài hoa đủ để xác nhận cho sự đánh giá của Hoàng Thi Thao.

Và ngoài việc sáng tác, nhạc sĩ Hoàng thi Thơ rất giỏi trong việc tổ chức cũng như dàn dựng sân khấu. Còn Hoàng Thi Thao rất tích cực trong vai trò một cộng tác viên đắc lực, vì “Lúc đó không có ai, nên tôi là một thằng đệ tử, một tên tiểu đồng để ông ấy sai vặt hoặc là đứng trong hậu trường kêu gọi, nhắc nhở tiết mục trình diễn cho các ca nhạc sĩ. Hoặc đi mời các nghệ sĩ đến trình diễn hay tập dựơt. Tóm lại, ông ấy bảo gì thì làm cái đó!”.

Tuy mang bản chất của một nghệ sĩ thuần túy, nhưng Hoàng Thi Thơ rất khó khăn trong công việc, ngay cả với Hoàng Thi Thao lúc còn nhỏ. Vì nếu “lôi thôi là ăn bạt tai. Làm gì thì phải làm răm rắp. Quá khó khăn !Ông ấy úynh tôi te tua hết!”. Nhờ vậy sau này Thao trở thành một người rất được ông tin cậy để giao phó cho nhiều công việc của một người quản lý, nhất là đối với những chương trình đại nhạc hội do ông thực hiện từ cuối thập niên 50 tại những rạp như Thống Nhất, Thái Bình, vv… ở Sài Gòn cũng như tại các thành phố lớn như Nha Trang, Cần Thơ, Huế vv..

Đến khi Đoàn Văn Nghệ Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1960, Hoàng Thi Thao vẫn theo sát ông chú của mình, vừa để trình diễn vĩ cầm, vừa để làm phụ tá cho ông mà đối với Hoàng Thi Thao là “làm mọi chuyện. Vừa thư ký, vừa tà lọoc, vừa người để sai vặt, vừa nhân viên, vừa nhạc sĩ, vừa đủ mọi thứ!”.

Chuyến lưu diễn đầu tiên của đoàn văn nghệ Việt Nam với Hoàng thi Thơ là trưởng đoàn và Lê Thương là phó đòan đã diễn ra ở Nhật, Đài Loan và Hồng Kông vào năm 1960 với một thành phần nghệ sĩ lên đến cả trăm người thuộc đủ mọi bộ môn như ca, vũ, nhạc, kịch với sự chú trọng đặc biệt vào những tiết mục vũ và hợp xướng.

Những chuyến đi sau đó của đoàn Văn Nghệ Việt Nam đã được diễn ra tại Singapore, Mã Lai, Thái Lan và nhiều quốc gia khác. Họat động của đoàn văn nghệ này đã phải chấm dứt vào cuối năm 1963, sau cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 đưa đến cái chết của hai anh em tổng thống Ngô Đình Diệm và việc lên nắm chính quyền của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.

Sau cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 63, có thời gian nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng truy tố về tội chuyển tiền ra ngọai quốc cho tổng thống Ngô Đình Diệm và ông bà Ngô Đình Nhu qua những chuyến lưu diễn của Đoàn Văn Nghệ Việt Nam. Ông phải vào tù Chí Hòa hơn một năm.

Nguyên nhân là Tổng Nha Ngân Khố tìm ra được những giấy tờ, theo đó ông Diệm và ông Nhu đã cấp phép cho Hoàng Thi Thơ đổi tiền Việt ra Mỹ Kim để dùng vào việc chi tiêu cho đoàn văn nghệ. Sự thật chỉ có vậy, sau đó xét thấy vô tội nên ông được trả tự do. Sau khi nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ ra tù vào năm 65, hai chú cháu và một số nhạc sĩ khác kết hợp thành một ban nhạc đi làm cho một vũ trường do gia đình khai thác tên Bồng Lai ở tận Qui Nhơn.

Đến cuối năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lại được chính phủ mời làm trưởng đoàn để hướng dẫn một đoàn văn nghệ đi trình diễn tại nhiều quốc gia ở Âu Châu. Và sau đó đoàn này đã sang tận Trung Phi trình diễn nhân dịp đăng quan của hoàng đế Bokassa.

Vào khoảng những năm 67, 68, sau khi vũ trường Maxim’s được bán cho giám đốc công ty kem đánh răng Hynos là Huỳnh Đạo Nghĩa, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được giao cho nhiệm vụ đảm trách vấn đề nghệ thuật sân khấu trong khi địa điểm này được tổ chức theo lối các nhà hàng ca vũ nhạc nổi tiếng ở Paris như Moulin Rouge hoặc Lido.

Dưới tài tổ chức và khả năng nghệ thuật của Hoàng Thi Thơ, đoàn văn nghệ Maxim’s đã trở thành một nơi qui tụ rất nhiều nhân tài thuộc nhiều bộ môn nghệ thuật, nhất là vũ và nhạc kịch. Chính nhờ sân khấu Maxim’s mà Hoàng Thi Thơ đã có dịp phát triển rất mạnh tài năng của ông, đặc biệt qua những nhạc kịch rất giá trị đã đưa tên tuổi ông lên cao như Từ Thức Lạc Lối Bích Đào, Đường Minh Hoàng Du Nguyệt Điện, Cô Gái Điên, Ả Đào Say, vv… là những tiết mục chính trong chương trình của Maxim’s, được thay đổi mỗi 4 hoặc 6 tháng.

Theo một giao kèo ký kết với chính phủ Nhật một năm trước, đoàn văn nghệ Maxim’s với thành phần nghệ sĩ trên 20 đã người lên đường sang quốc gia này trình diễn vào ngày 10 tháng 3 năm 75 trong khi tình hình chiến sự đang đến hồi căng thẳng nhất. Hoàng Thi Thao ở trong số những người đưa tiễn phái đoàn ra phi trường Tân Sơn Nhất mà không ai ngờ đó là lần xa rời quê hương của những nghệ sĩ trong đoàn.

Về phần Hoàng Thi Thao, anh ở lại Việt Nam đến năm 79 để sau đó vượt biên. Sau khi tới Mỹ, anh lại cùng với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sát cánh trong việc tổ chức các đại nhạc hội tại nhiều nơi trên đất Mỹ cũng như trong việc thu băng hay video vv… Và cũng từ đó Hoàng Thi Thao luôn dính sát với cây vĩ cầm thân yêu của mình trong các buổi trình diễn, khởi đầu với những đêm hợp cùng Trung Nghĩa và cậu em Hoàng Thi Thi cộng tác với các vũ trường ở miền nam California. Ngoài ra công việc chính của anh là cộng tác với một văn phòng luật sư ở Orange County từ năm 1982 cho đến nay.

6 năm đã qua đi từ khi ông chú thân yêu của mình vĩnh viễn ra đi, nhưng Hoàng Thi Thao vẫn nhớ rõ mồn một những thói quen đặc biệt của ông. Chẳng hạn như về mặt trang phục, dưới mắt anh, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là một người rất thích chưng diện, nhiều khi hơi quá vì “có những lúc không cần diện thì ông ấy cũng diện… Bước ra ngoài đường là phải diện như vậy”.

Ông lại còn rất khó tính về ăn uống. Có nghĩa là ăn món gì phải ra món đó. Đặc biệt ông rất thích ăn những món ăn đăc thù của quê hương trong khi quan niệm của ông, ăn uống là một nghệ thuật. Cũng nhờ vậy, ông là một người nấu ăn rất ngon. Đặc biệt là món bún bò Huế.

Tuy là một nghệ sĩ nhưng Hoàng Thi Thơ không bao giờ đụng tới một giọt rượu hay một điếu thuốc lá. Ông chỉ có chút đam mê cờ bạc, như thích đánh cá ngựa chẳng hạn. Những điểm nổi bật nhất nơi ông có thể nói là một con người hào hoa, đa tình và bay bướm.

Theo Hoàng Thi Thao, chú anh không biết mình bị bệnh tim cho đến khi bị nhồi máu cơ tim 2 lần. Sau lần thứ hai, ông được đưa vào bệnh viện chữa trị. Tại đây cho biết tim ông đã bị tổn thương nặng với một vết thâm rất lớn. Do đó rất yếu nên không bơm được nước từ trong phổi ra. Tình trạng này khiến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ luôn bị sặc nước nên phải ngủ ngồi suốt mấy năm trời. Từ đó ông ra vào bệnh viện nhiều lần trước khi vĩnh viễn ra đi một cách thanh thản vào ngày 23 tháng 9 năm 2001.

Đêm hôm trước ông còn nói chuyện rất vui vẻ với vợ cùng các con từ các nơi về thăm ông. Ông cho bà Thúy Nga biết là thèm ăn cơm với cá kho, với món này, món nọ. Sáng sớm hôm sau, vợ ông chuẩn bị đi chợ để làm theo ý ông. Trước khi đi, bà còn vào thăm ông. Nhưng gõ cửa thì không thấy trả lời. Đến khi đẩy cửa vào thì biết ông đã êm ái từ giã cõi đời.

Hoàng Thi Thao cho biết nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có để lại một vài điều trăn trối mà anh đã có dịp đọc được. Trong đó có ghi lại một trong những ước muốn của ông là những nhạc kịch và nhạc cảnh lớn của ông sẽ có dịp được thực hiện tại Việt Nam. Vì ở hải ngoại việc thực hiện rất khó khăn, nhất là về vấn đề nhân lực và phương tiện.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã về thăm quê hương tất cả 2 lần kể từ năm 1993. Ông có gặp lại người con của ông với bà Trương Tân Nhân là Lê Khánh Hoài. Nhưng giữa hai cha con đã xẩy ra nhiều bất đồng ý kiến nên sau đó hai bố con không có được tình trạng gần gũi.

Theo nhận xét của Hoàng Thi Thao thì người con cả của ông đã có những đòi hỏi anh cho là quá đáng. Chẳng hạn như muốn bố mình xé bỏ passport để ở lại luôn Việt Nam. Đề nghị này đã khiến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ rất khó xử. Nhưng cuối cùng ông đã quay trở lại Hoa Kỳ.

Đúng như nguyện vọng của ông, thi hài nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã được an táng tại Vườn Vĩnh Cửu trong khuôn viên nghĩa trang Peek Family ở Orange County. Nghĩa trang này nằm quay mặt ra đường Bolsa, vùng Little Saigon là nơi tập trung đông đảo người Việt Nam tỵ nạn, đại diện cho những người đồng hương và là những khán thính giả thân thiết với dòng nhạc Hoàng Thi Thơ ở khắp 4 phương trời.

6 năm đã qua đi, nhưng những người yêu mến dòng nhạc của ông vẫn thấy hình ảnh người nhạc sĩ đa tài này hiện diện trong những sáng tác đã trở thành bất tử của ông…
@Trường Kỳ
==>>“Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông” còn là một quyến sách nhạc lịch sử chứng nhận tình cảm sâu đậm của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với nữ ca sĩ Tân Nhân thời kháng chiến. Nhạc sĩ không ngần ngại đề tặng người yêu, nhân vật chính trong nhạc phẩm "Phút Đầu Tiên" (!?) bằng dòng chữ đầy ấn tượng trong sách: 

Thân yêu gửi Tân-Nhân
Mùa đau thương 1955

Minh chứng cho những nhận định trên về các ca khúc Đường Xưa Lối Cũ, Cô Lái Đò Bến Hạ, nhất là ca khúc Phút Đầu Tiên... chính là đây :

Quote:
Con trai của ca sĩ Tân Nhân và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ tự viết về đời mình: Như trong tiểu thuyết

Tôi nhớ ở đêm đầu tiên gặp gỡ, có cả con trai tôi Hưng Việt, ba tôi bộc bạch tâm sự với tôi rằng: “Bao năm xa con rồi, ba biết con rất khổ. Giờ đây con muốn gì ở ba, con yêu cầu gì ở ba ?”.

http://media.daidoanket.vn//files/im...-71-152924.jpg

Ca sĩ Tân Nhân và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

“Hoài, đứa con trai đầu lòng yêu quý của Ba

“Chối bỏ” ? Từ ngữ ấy không hề có trong từ điển đời ba. Hoặc có chăng đi nữa, thì ba chưa bao giờ dùng nó. Ba chưa bao giờ chối bỏ con. Suốt 35 năm trời nay, con luôn ở trong ký ức của ba, trong trái tim của ba, trong tâm hồn của ba….”

Cho đến năm 1987 - nghĩa là 12 năm sau ngày Sài gòn giải phóng, tôi mới nhận được lá thư đầu tiên ấy của ba tôi, nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ từ Mỹ gửi về. Ba tôi đã bắt đầu lá thư như thế ...

“Năm 1956, Ba đã từ Sài gòn ra Đà Nẵng thăm ngoại con khi ba nghe tin mẹ con “đi thêm bước nữa” .Thăm ngoại thì ít, nhưng cốt để hỏi thăm con thì nhiều.

Năm 1958, ba đẻ em Thi Thi. Chính lúc đó, Ba nghĩ tới con nhiều nhất. Ba đã dùng cái tên “Thi” để đặt tên cho em con, cái tên đầy kỷ niệm mà ngày xưa ba và mẹ con đã rất yêu và đã hứa với nhau sẽ dùng để đặt cho đứa con đầu lòng của ba và mẹ con, là con. Và từ ngày đó, mỗi lần gọi tên em Thi của con là riêng ba, ba nhớ tới con. Nhớ cho tới khi nào ba không còn trên trần gian này nữa để gọi tên Thi.

Năm 1964, trong một hoàn cảnh vô cùng éo le, ba đã bỏ nước trốn sang Nam Vang. Những ngày lén lút đó, biết rằng mẹ con đến đó trình diễn, ba đã bất chấp hiểm nguy để liên lạc với mục đích duy nhất là là biết được chút tin tức về con và mẹ con. Và ba còn nhớ rõ, nếu lúc ấy mẹ con không quá dè dặt và không quá cứng rắn, ba đã trở lại nơi ba phải giã từ mẹ con… Và có cơ hội sống bên con từ 1964!

Năm 1970, khi ba soạn phim “Người cô đơn”, ba đã hoàn toàn nghĩ tới con, dựng lên một nhân vật bé bỏng , nhân vật mang tên bé Tâm, một nhân vật suốt đời cô đơn rất tội nghiệp, một nhân vật mà vào đó, ba đã gửi hết nỗi niềm tâm sự của ba. Nhân vật đó, người cô đơn đó, đứa bé cô đơn đó, chính là con, chính là Hoài, chính là cái kỷ niệm quý đẹp nhất của một người nghệ sỹ họ Hoàng và một người nghệ sỹ họ Trương… Con chớ giật mình, con nhé, con chớ ngạc nhiên, con nhé! Ba xác nhận một lần nữa, “người cô đơn” chính là con, chính là Hoài, chính là người con đã tưởng rằng cha mình đã chối bỏ mình.

“Suốt 35 năm trời, ba hằng tự hào về một điểm: Đời ba, trong đó có con và mẹ con, sao giống như một pho tiểu thuyết. Mà tiểu thuyết nào mà lại không có nhiều tình tiết éo le, phải không con? Thôi chúng ta, ba +mẹ+ con, dù gặp những éo le, gập ghềnh, buồn sầu thì cũng cho đó là số phận của những người có cuộc đời giống như tiểu thuyết…

Hoài con, nếu theo con, “con đã mất ba nửa cuộc đời rồi” thì chắc chắn nửa cuộc đời còn lại, con sẽ có ba hàng ngày, hàng tháng, hàng năm… Còn đối với ba đã 35 năm nay, dù chưa một lần được gặp, ba chưa bao giờ mất con và mẹ con một ngày một tháng một năm nào. Vì không một ngày một tháng một năm nào, ba không có con và mẹ con trong lòng ba, trong tâm hồn ba…

Nhắc đến mối tình đầu của Mẹ con mà con viết: “Tưởng hết sức đẹp đẽ” ba hãnh diện xác nhận với con một lần là, cho đến bây giờ mối tình đó, đối với ba cũng như một số người đã biết mối tình đó, là mối tình đẹp nhất trần gian. Ba không đại ngôn, không phóng đại khi ba nói như vậy. Ba và mẹ con sẽ tìm thấy dần để hiểu thấu dần. Đối với ba, suốt đời, mẹ con là tuyệt vời, Tân Nhân là tuyệt vời. Lại một dẫn chứng nữa, một chứng dẫn nữa. Năm 1956, thời gian ba soạn sách, ba soạn cuốn “Để sáng tác một bài nhạc phổ thông”, trang đầu của cuốn sách, ba in dòng chữ: “Thân yêu tặng Tân Nhân”. Mặc dù ba biết mẹ con “đã đi thêm bước nữa”. Ba yêu mẹ con là thế, từ những năm 49-50-51 đến 56, đến cả bây giờ 87, thì không có lý nào ba lại không yêu con và yêu ít hơn? Điều này chắc con không biết, nhưng điều này ba tin mẹ con biết. Có lẽ vì một hoàn cảnh bắt buộc nào đó, mẹ con biết nhưng chẳng hề nói ra cho con hay…

Thôi, dù biết hay chưa biết, với thời gian, với những tác phẩm của ba mà rồi đây con và mẹ con sẽ dần dà tìm thấy, mẹ con và con có ngày sẽ hiểu được lòng ba và tình ba. Sự muộn màng nào, hiểu nhau muộn cũng đau thương, nhưng sự muộn mằn nào cũng đẹp. Đó là sự muộn màng trong tiểu thuyết, sự muộn màng trong cuộc đời tiểu thuyết của chúng ta…

Mối tình đẹp nhất trần gian

Ba tôi đã nói vậy về mối tình của ba tôi và mẹ tôi. Nhưng ba tôi không biết rằng, đó chính cũng là mối tình khổ đau nhất của mẹ tôi, người đã trao cho ba tôi tất cả tuổi thanh xuân của mình. Hồi tưởng lại mối tình ấy, mẹ tôi đã viết trong hồi ký:

Cuối năm đệ nhất Huỳnh Thúc Kháng (Một trường học kháng chiến ở khu Tư thời kháng Pháp), cùng với đợt ồ ạt vào Lục quân khu 4, ra Việt Bắc nhận công tác của các anh các chị, tôi gia nhập Đoàn văn công mặt trận Bình Trị Thiên và Trung Lào do hai anh Đình Quang và Bửu Tiến lãnh đạo vào chiến trường phục vụ bộ đội. Đó là thời kỳ gian khổ nhất của chiến trường BTT.

Hiệu quả hoạt động của đoàn hạn chế. Địch luôn rình rập càn lên chiến khu. Một lần, chúng tôi bị bao vây tứ phía, trên trời máy bay, dưới sông ca nô, trên bộ địch vây quanh… Quá bất ngờ, chúng tôi từng tốp theo hướng núi xanh mà chạy. Nhóm tôi có 6 người, 4 đứa là con gái chui vào rừng sâu, đứt liên lạc với đơn vị.

Tin đồn về trường Huỳnh Thúc Kháng là Tân Nhân đã bị chết trong trận càn. Một người bạn học cùng quê - Nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ đã truy điệu tôi bằng bài hát : Xuân chết trong lòng tôi. Cả trường đã hát, đã khóc, đã xót thương tôi ra đi quá trẻ…

“Xuân ơi xuân/chim xa đàn/xuân ơi xuân/ ngỡ đâu xuân chết trong lòng tôi…”

Nhưng tôi đâu đã chết. Một thời gian sau, Bộ chỉ huy cho một số ít chúng tôi trở về trường cũ HTK học tập. Trên chuyến đò dọc Châu Phong - Bạch Ngọc, một bạn gái lớp dưới đã hát cho tôi nghe “Xuân chết trong lòng tôi”, với lời bình: “ Phải có một tình yêu sâu sắc lắm , anh ấy mới như điên như dại khi hay tin chị chết, đã lang thang cầm roi quất ngang quất dọc trên các nẻo đường Bạch ngọc mà khóc mà viết nên bài ca ấy”.

“Ôi chim xa cành, bướm lìa hoa, trùng phùng xa lắm…”

Với nỗi xúc động thơ trẻ chứa chan, tôi thầm nghĩ “Biết mình chết rồi mà vẫn yêu thương tiếc nuối, phải chăng đó là tình yêu chân thật”. Xót xa thay, mối tình chân thật ấy lại là một mối tình bất hạnh: Trong chuyến về thăm nhà vùng tạm chiếm, anh Hoàng Thi Thơ bị mắc kẹt, và từ đó chúng tôi mãi mãi cách chia. Cháu Hoài, kết quả của mối tình mà chúng tôi tưởng rằng rất đẹp đẽ ấy, hơn nửa cuộc đời mới biết mặt cha, và bao năm sống trên đất Bắc phải mang trong lý lịch của mình là con một “nhạc sỹ ngụy”…

Con là con sông có dòng đục dòng trong

“Con sinh ra là một giọt lệ đau
Giọt lệ ấy chẳng đủ soi lòng mẹ
Đừng giận con mẹ ơi vì thơ bé
Con nào đã hiểu hết nổi cuộc đời...
Con là vật kỷ niệm lúc chia phôi
Mẹ muốn quên dáng người đi tội lỗi
Con lại mang khuôn mặt người cha ấy
Vì có con mẹ chẳng thể quên cha…

15 tuổi, khi còn là học sinh phổ thông ở Hà Nội, không biết vì một nỗi tủi thân nào đấy, tôi đã viết bài thơ tâm sự trên và định gửi tặng mẹ. Nhưng rồi tôi đã không dám gửi, mà chỉ để trong nhật ký của mình. 17 tuổi tốt nghiệp phổ thông, tôi làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ và đi chiến đấu ở mặt trận Trường Sơn và mặt trận Lào. Chính nơi lửa đạn ấy đã tôi luyện tôi trở thành một người lính dạn dày, và trở thành một cây bút trẻ (bút danh Châu La Việt). Những cha chú trong văn chương khen trong tôi có gen văn nghệ của Tân Nhân và Hoàng Thi Thơ …

Năm 1976 lần đầu tôi vào Sài Gòn. Khi này miền Nam đã giải phóng. Me tôi mong tôi có dịp gặp ba tôi, người mà từ khi chào đời, tôi chưa một lần biết mặt. Nhưng ông đã ra đi từ trước giải phóng. Cho đến mãi năm 1987, cha con mới liên lạc được với nhau qua lá thư đầy xúc động trên. Đến năm 1994 thì ba tôi lần đầu về nước, và lần đầu cha con được gặp nhau, được những đêm nằm bên nhau thổ lộ hết tâm can…

Tôi nhớ ở đêm đầu tiên gặp gỡ, có cả con trai tôi Hưng Việt, ba tôi bộc bạch tâm sự với tôi rằng: “Bao năm xa con rồi, ba biết con rất khổ. Giờ đây con muốn gì ở ba, con yêu cầu gì ở ba ?”. Tôi đã lặng đi vì điều quan tâm ấy, và thưa với ba hai nguyện vọng: Một là lúc này bà ngoại của tôi đang nằm ở bệnh viện Nguyễn Trãi, thập tử nhất sinh, tôi nói với ba tôi rằng : Ngày xưa bà ngoại từng yêu quý ba lắm, nếu được sáng mai xin ba hãy vào thăm bà, cũng là để bày tỏ ân tình với mẹ của con. Và điều thứ hai là, con lớn lên được như hôm nay là nhờ ở đất nước, nhân dân và bè bạn đã nuôi dưỡng, khi ba đẻ con ra nhưng không có điều kiện nuôi con (ba tôi đã ra đi khi mẹ tôi còn mang thai tôi giữa một cánh rừng kháng chiến), con muốn nhân dịp này, ba tổ chức một bữa liên hoan với tất cả bạn bè của con để ba tôi nói những lời từ trái tim mình những lời cám ơn họ…

Ngay sáng hôm sau, ba cùng tôi và cháu Hưng Việt vào bệnh viện Nguyễn Trãi thăm bà ngoại của tôi, đang những giây phút cuối của cuộc đời. Cũng chính ở đây, ba tôi đã xúc động gặp lại mẹ tôi sau 45 năm xa cách. (Mẹ tôi đã bay từ Hà Nội vào trước đó một thời gian để săn sóc bà ngoại tôi…)

Rồi ít ngày hôm sau, tại nhà hàng Thanh Niên, một bữa tiệc do chính ba tổ chức. Bạn bè tôi đến nhiếu lắm, dù còn thiếu biết bao người hoặc ở xa, hoặc là những đồng đội của tôi đã nằm xuống.... Ba tôi đã nghẹn ngào xúc động đứng lên cám ơn tất cả bè bạn của tôi, nhiều năm tháng qua đã đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ cho con trai mình nên người. Những ly rượu nâng lên, có cả nụ cười và cũng có rất nhiều dòng nước mắt ...

(Cũng xin được nói thêm, sau đợt này về Mỹ, ba tôi đã làm các thủ tục để tôi mang họ Hoàng, với tên gọi là Hoàng Hữu Hoài, và con tôi, cháu Hưng Việt là Hoàng Hữu Hưng Việt. Và ghi rõ vào gia phả họ Hoàng… Năm 2008, con trai tôi cưới vợ. Khi này ba tôi không còn nữa, nhưng nghệ sỹ Thúy Nga, vợ của ba tôi mà tôi gọi là Mợ, dù đã đau yếu lắm, cũng đã từ Mỹ gửi về mừng cưới cho cháu 200 USD. Cháu Hưng Việt và vợ cháu là Quỳnh Thi đã hết sức xúc động về tấm lòng của bà )…

@Trương Nguyên Việt
http://m.daidoanket.vn/chuyen-de/con...-thuyet/102521
Đại Đoàn Kết 23/05/2016 15:31 GMT+7

Comments

Popular posts from this blog

Danh sách GHHV theo ABC

Thời gian không bao giờ quay trở lại.

Một con chó biết tự tử