Bản đề nghị kế hoạch của Phong trào Chống Trung cộng Bành trướng



Bản đề nghị kế hoạch
của Phong trào Chống Trung cộng Bành trướng

Bản đề nghị gồm có 5 phần.
+ Tổng quát.
+ Tổ chức.
+ Các giai đoạn đấu tranh của phong trào.
+ Đề nghị công tác cụ thể của phong trào.
+ Viễn kiến.

I. Tổng quát.
A. Nhận định.
Sau biến cố ngày 10 tháng 6, đồng bào đã đồng hành xuống đường thể hiện ý  thức về tinh thần tự quyết dân tộc. Cuộc xuống đường đông đảo nhất và xảy ra nhiều nơi nhất trên đất nước Việt Nam lần đầu tiên trong suốt 43 năm qua.
Qua luật đặc khu hành chánh kinh tế và luật An Ninh Mạng, nhà cầm quyền đã lộ rõ bản chất độc tài đối với đồng bào và là tay sai bán nước cho Tàu Cộng.
Tàu Cộng đã xâm thực sâu toàn diện vào đất nước Việt Nam từ kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quân sự. Nguy cơ mất nước đang gần kề.
Sau biến cố ngày 10 tháng 6, 2018, đồng bào Việt Nam hải ngoại thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm và tay sai bán nước CSVN bằng các viêc hỗ trợ truyền thông, phương tiện cho trong cuộc đấu tranh trong nước. Tổ chức các cuộc xuống đường, các đêm thắp nến nguyện cầu cho quốc nội, các buổi văn nghệ đấu tranh yểm trợ đồng bào trong nước.
Chiến lược đại hán Một Vành Đai - Một Con Đường của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Cộng trên suốt âm thầm 20 năm qua đã lộ nguyên hình sự bành trướng và khống chế của ho. Các nước dân chủ từ đông sang tây đều ý thức về nguy cơ bành trướng và khống chế của Trung Cộng về ngoại giao, kinh tế và quân sự. Một liên minh chống lại Trung Cộng được chủ đạo bởi Hoa Kỳ, Indo – Pacific Trục Ấn Độ - Thái Bình Dương cùng Liên Âu đang tạo thế trận bao vây Trung Cộng về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Nội bộ đảng CSTQ đang khủng khoảng; sự bất mản từ quần chúng lên cao, kinh tế bắt đầu suy sụp, môi trường sống đang bị hủy hoại, vv...
Qua các nhận định trên, từ thế suy yếu của CSVN, thế tàn lực của Trung Cộng, thế vươn dậy của đồng bào trong nước, thế tích cực của đồng bào hải ngoại, thế bao vây Trung Cộng của thế giới. Nhu cầu có một phong trào chung để tiếp nối truyền thống chống giặc ngoại xâm của tiền nhân suốt 4 ngàn năm lịch sử nhằm cứu nước Việt. Phong trào là mô hình kết hợp, hỗ tương 3 mặt trận quốc nội, hải ngoại và quốc tế trong công cuộc chống Trung Cộng xâm lăng, bành trướng.

B. Tên và logo.
Phong trào lấy tên là: Phong Trào Chống Trung Cộng Bành Trướng.
Tên tiếng anh: Anti – China Expansion Movement.
Logo phong trào: Bản đồ thế giới với dấu vuốt và đế chân của Trung Cộng với cờ của CSTQ.

C. Mục đích và tôn chỉ.
- Hợp quần, phối hợp hỗ tương đấu tranh 3 mặt quốc nội, hải ngoại và quốc tế để chống giặc ngoại xâm Trung Cộng và tập đoàn lãnh đạo tay sai bán nước CSVN.
- Góp phần hỗ trợ cho một thể chể chính trị tự do, dân chủ, nhân quyền và độc lập tự chủ trong tương lai.
- Phong trào là phong trào chung của toàn dân trong và ngoài nước. Không lệ thuộc vào cá nhân, tổ chức đảng phái, tôn giáo.
- Phong trào mong sự hợp quần, hỗ trợ của các phong trào khác, các cá nhân, hội đoàn, cộng đồng, tổ chức đảng phái, đồng bào sắc tộc, các tôn giáo và lực lượng thức tỉnh quay về với dân tộc gồm đảng viên CSVN, quân đội NDVN, công an, công chức hành chính cùng đồng hành cho công cuộc chung.

II. Tổ chức.
A. Hình thức.
- Phong trào được tổ chức theo dạng mạng lưới và được điều phối theo hướng chung mục đích và tôn chỉ của phong trào.
- Phong trào mang tính kết nối và hỗ tương hỗ trợ nên mang tính độc lập hành động của các thành phần trong mạng lưới phong trào.
- Để tiện việc điều phối, mạng lưới được chia làm 6 phân mạng: Quốc nội ( Bắc, Trung, Nam), Hải ngoại ( Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc- Á).
- Sự tự phát thành lập các bộ phận mạng lưới phong trào từ các địa phương xã, huyện, tỉnh, thành phố, tiểu bang, quốc gia.
- Mạng lưới phong trào gồm có 3 tầng: Cơ sở địa phương, cơ sở phân mạng và cơ sở toàn mạng.
- Các sự hợp tác, hỗ trợ từ ngoài phong trào của cá nhân, hội đoàn, cộng đồng, tổ chức đảng phái vv… được gọi là lực lượng liên minh của phong trào.
- Các sự hợp tác, hỗ trợ với các phong trào nước bạn cùng chung cho mục đích chống Trung Cộng bành trướng được gọi là lực lượng đồng minh của phong trào.

B. Tổ chức.
- Ban điều phối được hình thành tại cơ sở địa phương, cơ sở phân mạng và cơ sở toàn mang.
- Ban điều phối gồm có:
1. Trưởng điều phối: Điều phối tổng quát và chịu trách nhiệm các sinh hoạt và hoạt động.
2. Phó điều phối nội vụ: Phụ tá trưởng ban điều phối điều hành các công việc nội vụ.
3. Phó điều phối ngoại vụ: phụ tá trưởng ban điều phối điều hành các công việc ngoại vụ
4. Thư ký: Phụ trách hành chánh, thông thư và báo cáo nội bộ.
5. Thủ quỹ: Phụ trách chi thu, kiểm toán tài chánh.
- Ban điều phối gồm có các ban chuyên môn, được thành lập tùy theo nhu cầu tình hình, khả năng và địa phương, trong hoặc ngoài nước.
1. Ban ngoại giao ngoại vận: Phụ trách vận động chính phủ, quốc hội và kết nối các phong trào đấu tranh các nước bạn trong lực lượng đồng minh của phong trào.
2. Ban vận động cộng đồng: Phụ trách vận động kết nối các phong trào khác, các cá nhân, hội đoàn, cộng đồng, tổ chức đảng phái cho lực lượng liên minh của phong trào.
3. Ban truyền thông: Phụ trách các công việc truyền thông phong trào. Kết nối các mạng truyền thông Việt Nam và nước bạn cho mục đích chung.
4. Ban tài chánh: Phụ trách vận động quỹ yểm trợ hoạt động cho phong trào.
5. Ban nhân sự: Phụ trách về nhân sự, an ninh của phong trào.
6. Ban nghiên hoạch: Phụ trách về nghiên cứu và kế hoạch hành động của phong trào cơ sở.
7. Ban hành động: Phụ trách thực hiện các công tác do phong trào cơ sở đề ra.
Ban 1,2,3,4 thuộc phần ngoại vụ. Ban 5,6,7 thuộc phần nội vụ.
- Bộ phận điều phối (5 nhân sự) cơ sở địa phương do các thành viên phong trào cơ sở địa phương đề cử hoặc bầu lên, ban điều phối phân mạng do đại diện ban điều phối cơ sở địa phương đề cử hoặc bầu ra, ban điều phối toàn mạng do đại diện ban điều phối phân mạng đề cử hoặc bầu ra.
- Nhiệm kỳ ban điều phối cơ sở địa phương là một năm, ban điều phối phân mạng là hai năm, ban điều phối toàn mạng là hai năm.
- Các ban chuyên môn do ban điều phối mời, đề cử hoặc thay thế. - Hội nghị hay đại hội phong trào được thực hiện nếu có nhu cầu và do ban điều phối toàn mạng triệu tập.

III. Các giai đoạn đấu tranh của phong trào.
A. Giai đoạn hình thành:
- Giai đoạn vận động: Vận động các cá nhân, đoàn thể, cộng đồng để tham gia phong trào. Bắt đầu tháng 9,2018.
- Giai đoạn chuẩn bị: Sắp xếp, phân công, đề cử nhân sự vào ban điều phối và ban chuyên môn. Chuẩn bị sự hoạt động của các ban chuyên môn.
- Giai đoạn phát động phong trào: Chuẩn bị cho các công tác hành động và chọn thời điểm đúng để phát động phong trào.

B. Giai đoạn hoạt động:
- Giai đoạn phát triển: Xây dựng, kết nối rộng lớn, thực hiên các công tác mũi nhọn trên 3 mặt trận quốc nội, hải ngoại và quốc tế vận Giai đoạn điểm kết: Thời điểm chín mùi để tổng lực đạt mục đích tối hậu của phong trào.

IV. Đề nghị công tác cụ thể của phong trào.
Tùy theo tình hình, nhu cầu và địa phương để uyển chuyển trong việc thực hiện các công tác cụ thể của phong trào. Phương thức hành động mang tính đa dạng, nhiều hướng.

A. Quốc nội:
Hoạt động của phong trào mang hình thức công khai, bán công khai hoặc kín. Hoạt động độc lập khi cần sự an toàn, hoặc kết hợp khi có nhu cầu. Các hoạt động nhằm tạo hoang mang, lo sợ, suy yếu và cuối cùng tê liệt bộ máy đàn áp của nhà cầm quyền đối với nhân dân và đang bảo vệ nhân sự và cơ sở của Tàu Cộng trên đất nước Việt Nam. Các hoạt động nhằm tạo hoang mang, lo sợ, suy yếu, bị cô lập và cuối cùng làm tê liệt nhân sự và cơ sở Tàu Cộng trên đất nước Việt Nam.
1. Truyền thông: Dùng các phương tiện truyền thông có được nhằm nâng cao ý thức người dân về họa xâm lăng của Tàu Cộng và hành động bán nước của tập đoàn tay sai lãnh đạo CSVN. Kêu gọi toàn dân đứng lên cứu nước.
2. Áp dụng phương pháp đấu tranh bất tuân dân sự:
 Đối với bộ máy nhà cầm quyền tay sai CSVN.
 Đối với sản phẩm, tiền tệ, dịch vụ mua bán, ngôn ngữ, văn hóa, nhân sự và cơ sở của Tàu Cộng trên đất nước Việt Nam.
3. Kết nối để tạo các mạng lưới đấu tranh đa dạng, đa chiều.

B. Hải ngoại:
1. Cùng kết nối các mạng truyền thông bạn để thông tin, loan tải các hoạt động đấu tranh trong nước.
2. Vận động đồng bào và dân bản địa tẩy chay sản phẩm và truy gốc hàng hóa Tầu Cộng.
3. Vận động quỹ yểm trợ hoạt động cho phong trào trong và ngoài nước.
4. Tổ chức các cuộc xuống đường, các đêm thắp nến nguyện cầu cho quốc nội, các buổi văn nghệ đấu tranh yểm trợ đồng bào trong nước.

C. Quốc tế:
1. Truyền thông: Tạo kênh truyền thông tiếng Anh để thông tin các hoạt động đến với thế giới.
2. Vận động dân cử, quốc hội, chính phủ các nước trong thế lực lượng đồng minh chống Tàu Cộng bành trướng.
3. Kết nối với các phong trào của các nước bạn tạo thế lực lượng đồng minh chống Tàu Cộng bành trướng.
4. Hổ trợ việc áp dụng luật chế tài Magnitsky toàn cầu đối với CSVN và CSTQ

V. Viễn kiến.
Khi đất nước không còn giặc xâm lăng Tàu Cộng và tai sai lãnh đạo CSVN, vai trò của phong trào sẽ chấm dứt. Một ủy ban lâm thời sẽ hình thành để điều hành đất nước tạm thời để chuẩn bị sự chuyển tiếp. Hiến pháp mới sẽ được soạn thảo và một cuộc bầu cử quốc hội mới của toàn dân dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Lịch sử Việt sang trang!

Lời kết:
Công cuộc đấu tranh để chống giặc xâm lăng Tàu Cộng và tay sai lãnh đạo CSVN sẽ có nhiều khó khăn, lắm cam go và đầy thử thách. Nhưng với sự phù hộ của hồn thiêng sông núi, với tinh thần Dân Tộc Tự Quyết, chúng ta cùng quyết chiến để Dân Tộc Sinh Tồn. Mong đồng bào trong và ngoài nước cùng đồng tâm hiệp lực như một để chung tay giải quyết vấn nạn của dân tộc. Dân tộc sẽ hồi sinh, một Việt Nam Mới sẽ đến trong tự do, dân chủ và hạnh phúc ấm no thực sự. Hoa yêu thương trong sự công bằng bác ái của tinh thần nhân bản sẽ nở nộ trên mọi nẻo đường đất nước

Comments

Popular posts from this blog

Danh sách GHHV theo ABC

Thời gian không bao giờ quay trở lại.

Một con chó biết tự tử